Cụ thể hóa công việc của một Nghệ sĩ thiết kế trò chơi, các Level Designer chịu trách nhiệm thiết kế toàn diện một màn chơi bao gồm cả giao diện, quy tắc và nhiệm vụ mà người chơi phải vượt qua để đi đến màn kế tiếp.
Công việc của Game Level Designer
Thiết kế cấp độ trò chơi (Game Level Design) là một mảng nhỏ bên trong lĩnh vực Thiết kế trò chơi (Game Design) – tập trung vào việc xây dựng và thiết kế toàn bộ những yếu tố xảy ra bên trong một cấp độ trò chơi. Trách nhiệm của Nghệ sĩ thiết kế cấp độ trò chơi chính là tạo ra điểm vào (bắt đầu) và điểm ra (kết thúc) của một màn chơi, hướng dẫn người chơi “vượt ải” một cách hợp lý thông qua những quy tắc, mục tiêu và phần thưởng đạt được.
Thiết kế cấp độ là công đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình thiết kế trò chơi, vì đây là cấu trúc cơ bản của trò chơi, quyết định lối chơi của game thủ. Thông thường, các nhà thiết kế cấp độ thực hiện công việc của mình dựa trên các ý tưởng tham khảo và bộ tài liệu thiết kế trò chơi (Game Design Document – GDD).
Một số công việc chính của Game Level Designer
- Xây dựng bố cục cấp độ, quy tắc và nhiệm vụ của màn chơi, giúp người chơi khám phá theo chủ đề và cốt truyện.
- Cân bằng mức độ dễ – trung bình – khó của các cấp độ trò chơi để mang lại trải nghiệm tích cực cho người chơi.
- Khi dự án phát triển, chịu trách nhiệm mở rộng màn chơi và tích hợp các yếu tố khác như lối chơi mới, âm thanh, tính tương tác,… để mang đến cảm xúc cho người chơi.
Phần mềm mà Game Level Designer hay sử dụng
Game Level Designer thường kết hợp nhiều phần mềm khác nhau trong suốt quá trình xây dựng cấp độ trò chơi, từ các phần mềm đồ họa 2D/3D, cho đến các công cụ và ngôn ngữ lập trình.
Các phần mềm thường được Game Level Designer sử dụng như:
- Game Engine: Unreal Engine, Unity 3D,…
- Phần mềm Google Office hoặc Microsoft Office (documents, spreadsheets & presentations) dùng để trình bày ý tưởng.
- Phần mềm 2D/3D như Photoshop, Illustrator, Blender, Maya, 3Ds Max,… để thiết kế hình ảnh trực quan.
- Các công cụ viết kịch bản: Python, Blueprints,…
- Ngôn ngữ lập trình: Python, C++.
Kỹ năng cần có để trở thành Game Level Designer
Game Level Designer là vị trí công việc thú vị, Artist được thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân để nâng cao trải nghiệm người chơi. Cũng vì vậy mà trở thành Game Level Designer đòi hỏi mỗi người cần phải sở hữu bộ kỹ năng và kiến thức đa dạng.
Kỹ năng vẽ cơ bản
Kỹ năng vẽ có thể không phải là yêu cầu bắt buộc để trở thành Game Level Designer, nhưng đây sẽ là kỹ năng cần thiết để Artist hoàn thành tốt công việc của mình. Ví dụ như việc vẽ tốt sẽ giúp Artist tạo ra bản vẽ tưởng tượng rõ nét hơn cho các cấp độ trò chơi, trước khi đưa chúng vào môi trường 3D.
Đồng thời, kỹ năng vẽ tốt có thể giúp Game Level Designer dễ dàng trình bày ý tưởng màn chơi của mình đến đồng đội hoặc những bộ phận liên quan khác như Game Artist, Game Developer, đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đang hiểu rõ ý tưởng màn chơi.
Có kiến thức về thiết kế giao diện trong game
Nắm vững kiến thức về thiết kế giao diện trong game sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm của người chơi, từ khi họ bắt đầu màn chơi đến lúc kết thúc và tiếp tục bắt đầu màn chơi mới. Bên cạnh đó, Artist sẽ biết cách tạo ra các màn chơi hấp dẫn và thú vị hơn nếu hiểu rõ về cách người chơi tương tác với giao diện trò chơi (UI/UX).
Có kiến thức về lập trình
Trong quá trình thiết kế cấp độ màn chơi, Artist cần phải chú ý cân bằng giữa hai khía cạnh sáng tạo và kỹ thuật. Cần đảm bảo rằng những ý tưởng sáng tạo trong màn chơi có thể được đáp ứng về mặt kỹ thuật.
Vì vậy, Game Level Designer cần hiểu biết đôi nét về lập trình để hiểu rõ các cấp độ trò chơi được triển khai trong môi trường 3D và Game Engine. Điều này giúp tạo ra cấp độ trò chơi mà không gặp hạn chế kỹ thuật.
Hiểu biết về thể loại và các xu hướng game mới
Một Game Level Designer giỏi phải là người có sự đồng điệu với đông đảo người chơi và cần có khả năng hình dung trò chơi từ nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, liên tục cập nhật các thể loại và xu hướng trò chơi được người chơi yêu thích sẽ giúp Game Level Designer sáng tạo ra các màn chơi hợp thị hiếu, hợp thời.
Mức lương trung bình của Game Designer tại Việt Nam
Theo thống kê của trang Salary Expert, mức lương chung của một Game Designer tại Việt Nam dao động từ 393 triệu – 670 triệu VNĐ/năm từ cấp độ Fresher đến Senior. Ước tính lương dựa trên dữ liệu khảo sát được thu thập trực tiếp từ các studio và các Artist đang làm việc tại Việt Nam.
Nguồn ảnh: Salary Expert
Game Level Designer – Góc nhìn từ Artist trong ngành
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Game, anh Trần Quang Vinh – Technical Game Artist tại SPARX* – A Virtuos Studio đã có những chia sẻ tổng quan đầy thú vị về ngành. Anh Vinh chia sẻ: “Khi được làm game, đặc biệt là các dự án game AAA hoặc các dự án lớn, anh cảm thấy vô cùng thú vị khi các nhân vật mình yêu thích được di chuyển và hoạt động trong màn chơi mà chính anh tự thiết kế. Đồng thời, khi xây dựng một màn chơi, anh được thoải mái tạo ra những quy luật và nhiệm vụ mà anh yêu thích.”
Cùng Học viện MAAC trở thành Game Level Designer chuyên nghiệp thông qua khóa học Thiết kế Game
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) được thành lập từ năm 2001, là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí của tập đoàn Aptech.
Với sứ mệnh tạo ra một thế giới Media & Entertainment đầy mê hoặc và hấp dẫn, MAAC mang đến cho học viên cơ hội trải nghiệm môi trường học tập quốc tế năng động, sáng tạo; liên tục nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn qua những giờ học thực hành tương tác cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn.
Tháng 10.2019, MAAC đã chính thức cập bến tại Việt Nam, tạo điều kiện để các bạn trẻ có đam mê với nhóm ngành Truyền thông & Giải trí đầy mê hoặc được tiếp cận lộ trình học tập chuẩn chỉnh để xây dựng sự nghiệp bền vững.
Hệ thống chương trình giảng dạy và phương pháp học tiên tiến của MAAC tạo cho học viên nền tảng chuyên nghiệp, thúc đẩy tinh thần ham mê học hỏi, nâng cấp bản thân, thể hiện tài năng và tôn vinh sáng tạo trong các lĩnh vực: Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình 3D và Thiết kế Game.
Khóa Thiết kế Game (Game Art & Design) – ADGAD: Khóa học Game Art & Design cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng chuyên môn của toàn bộ quá trình tạo ra một môi trường game hấp dẫn bao gồm tạo hình các nhân vật, lên ý tưởng, thiết kế quy luật và nội dung game, tạo môi trường game hoàn chỉnh,…
Vì sao chọn MAAC để theo đuổi đam mê làm Game Designer?
- Chương trình đào tạo đi từ cơ bản đến chuyên sâu – Phù hợp cho người mới bắt đầu.
- Cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phần mềm cho học viên.
- Áp dụng công nghệ VR – AR, hỗ trợ học tập trực quan và đạt hiệu quả cao.
- Tốt nghiệp bằng Advanced Diploma quốc tế – Được chứng nhận bởi các chuyên gia.
- Cọ xát thực tế qua những workshop, talkshow chuyên ngành.
- Mạng lưới liên kết studio rộng lớn, hỗ trợ việc làm cho học viên sau tốt nghiệp.
Series cẩm nang nghề nghiệp:
- Phần 1: Modeling Artist (Modeler)
- Phần 2: Texturing Artist
- Phần 3: Rigging Artist (Rigger)
- Phần 4: 3D Animator
- Phần 5: Concept Artist
- Phần 6: Game Designer
- Phần 7: FX Artist
- Phần 8: Storyboard Artist
- Phần 9: Grooming Artist
- Phần 10: Game Artist
- Phần 11: VFX Supervisor
- Phần 12: Layout Artist
TƯ VẤN CHƯƠNG TRÌNH HỌC NGAY!