Bằng việc kể một câu chuyện hoàn chỉnh thông qua hình ảnh, Storyboard Artist đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn trực quan về đường dây hình ảnh, các cảnh quay và những hoạt ảnh sẽ diễn ra trong một dự án phim ảnh, hoạt hình. Có thể nói, Storyboard Artist chính là sợi dây liên kết để tất cả các bộ phận trong một quy trình sản xuất hiểu được tổng thể ý tưởng và câu chuyện của dự án.
Công việc của Storyboard Artist
Quá trình tạo ra phim ảnh, phim hoạt hình hoặc các sản phẩm trong lĩnh vực Truyền thông & Giải trí sẽ dễ hơn gấp bội nếu có sự góp sức của Storyboard Artist, hay còn gọi là Nghệ sĩ tạo kịch bản phân cảnh.
Theo đó, Storyboard Artist chính là người chuyển đổi kịch bản và tầm nhìn của đạo diễn thành một chuỗi hình ảnh 2D thông qua các khung hình liên tiếp nhau, còn được gọi là storyboard (bảng phân cảnh). Trong bảng phân cảnh sẽ thể hiện toàn bộ giao diện, thời gian, góc máy, trình tự của các cảnh quay và đảm bảo tính liên tục của chúng. Kịch bản phân cảnh chính là tài liệu để tham chiếu cho các giai đoạn sản xuất tiếp theo.
Một số công việc được thực hiện bởi Storyboard Artist:
- Sắp xếp trình tự các cảnh của kịch bản.
- Đọc và chuyển biến kịch bản từ chữ viết thành hình ảnh.
- Kết hợp với đạo diễn để chia nhỏ kịch bản thành những phân đoạn quan trọng.
- Kết nối với biên kịch, nhà làm phim hoạt hình hoặc đạo diễn để làm rõ dự án: hình thức, phong cách, mức độ chi tiết của dự án,…
- Xác định yêu cầu về ánh sáng, màu sắc, hiệu ứng, hội thoại hay những điểm cần highlight trong mỗi cảnh.
- Tóm tắt và trình bày bảng phân cảnh với các bộ phận từ tiền kỳ, sản xuất đến hậu kỳ.
Phần mềm các Storyboard Artist thường sử dụng
Storyboard Artist có thể dễ dàng thực hiện công việc của mình bằng sự kết hợp giữa giấy bút và các phần mềm máy tính. Một số phần mềm hỗ trợ cho Storyboard Artist tạo ra bảng phân cảnh:
- Adobe Photoshop.
- Adobe Illustrator
Kỹ năng cần thiết để trở thành Storyboard Artist
Để hoàn thành tốt công việc của mình đòi hỏi Storyboard Artist phải sở hữu cả kỹ năng mỹ thuật, tư duy hình ảnh lẫn kiến thức chuyên môn về phim ảnh và hoạt hình. Nếu muốn trở thành một Storyboard Artist, bạn cần phải học hỏi và trau dồi bản thân phát triển các kỹ năng sau đây:
Kỹ năng diễn giải, phân tích
Bảng phân cảnh là căn cứ để quyết định chuỗi hoạt ảnh cho sản phẩm cuối cùng, hay nói cách khác là một bản phác thảo thô của bộ phim. Do đó, Storyboard Artist c ần phải có khả năng diễn giải, phân tích chi tiết và chính xác để chuyển hóa từ ngữ thành hình ảnh một cách dễ hiểu.
Có khả năng mỹ thuật tốt
Khả năng vẽ tốt giúp cho Storyboard Artist tạo ra những bản tham chiếu với đa dạng phong cách, thể loại. Đây cũng là cách để họ truyền tải thông điệp và những điểm sáng của kịch bản đến các bộ phận khác một cách trực quan và mạch lạc hơn.
Kiến thức về góc máy và các kỹ thuật quay phim
Về cơ bản, vẽ phân cảnh trong storyboard tựa như việc đang quay một cảnh thực tế. Khác là chúng được thể hiện qua những hình ảnh chạy liên tiếp nhau. Do đó, việc có kiến thức về điện ảnh và nắm được các kỹ thuật quay phim, góc máy, ánh sáng, bố cục,… sẽ giúp cho bạn hoàn thành tốt công việc phác họa của mình đúng với ý đồ của đạo diễn.
Chú ý đến chi tiết
Việc mô tả kỹ lưỡng từng cử chỉ, biểu cảm hay thái độ của nhân vật sẽ giúp cho câu chuyện trở nên dễ hiểu hơn. Do đó, chú trọng vào những chi tiết dù là nhỏ nhất chính là chìa khóa để Storyboard Artist hoàn thành tốt công việc của mình.
Đồng thời, Storyboard Artist giỏi thường quen với việc sử dụng ghi chú và hướng dẫn chi tiết ở mỗi cảnh quay. Đôi khi, việc ghi chú những highlight quan trọng có thể đảm bảo rằng ý tưởng được hiểu đúng và thực hiện chính xác trong mọi khâu sản xuất.
Khả năng thích ứng và làm việc nhóm hiệu quả
Cuối cùng, sự nhạy bén, nhanh chóng thích ứng với các dự án khác nhau và khả năng làm việc nhóm hiệu quả là các kỹ năng mềm mà Storyboard Artist cần phải sở hữu nếu muốn phát triển sâu trong ngành. Làm việc trong ngành phim ảnh và hoạt hình đòi hỏi sự kết nối với nhau giữa các bộ phận, đặc biệt là Storyboard Artist – vị trí cần phải tương tác mật thiết với đạo diễn và biên kịch.
Làm việc nhóm tốt, có sự góp ý qua lại giữa các khâu liên quan sẽ giúp Storyboard Artist nhanh chóng khắc phục và chỉnh sửa bảng phân cảnh nếu có sai sót, đảm bảo các khung hình liên kết với nhau một cách mạch lạc, câu chuyện diễn ra hợp lý và trôi chảy. Quan trọng nhất chính là tất cả các bộ phận liên quan đều có thể hiểu và theo dõi được những diễn biến của câu chuyện.
Mức lương trung bình của Storyboard Artist tại Việt Nam
Theo thống kê từ trang thông tin Salary Expert, mức lương trung bình của Storyboard Artist nói chung tại Việt Nam sẽ được dao động trong khoảng 187 – 305 triệu đồng/năm, trải dài từ cấp độ Fresher đến Senior. Ước tính lương được dựa trên dữ liệu khảo sát thu thập từ các studio và Artist đang làm việc tại Việt Nam.
Trở thành Storyboard Artist ngay hôm nay cùng khóa đào tạo chuyên sâu các ngành VFX – Animation tại Học viện MAAC
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) được thành lập từ năm 2001, là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí của tập đoàn Aptech.
Với sứ mệnh tạo ra một thế giới Media & Entertainment đầy mê hoặc và hấp dẫn, MAAC mang đến cho học viên cơ hội trải nghiệm môi trường học tập quốc tế năng động, sáng tạo; liên tục nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn qua những giờ học thực hành tương tác cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn.
Tháng 10.2019, MAAC đã chính thức cập bến tại Việt Nam, tạo điều kiện để các bạn trẻ có đam mê với nhóm ngành Truyền thông & Giải trí đầy mê hoặc được tiếp cận lộ trình học tập chuẩn chỉnh để xây dựng sự nghiệp bền vững.
Hệ thống chương trình giảng dạy và phương pháp học tiên tiến của MAAC tạo cho học viên nền tảng chuyên nghiệp, thúc đẩy tinh thần ham mê học hỏi, nâng cấp bản thân, thể hiện tài năng và tôn vinh sáng tạo trong các lĩnh vực: Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình 3D và Thiết kế Game.
Khóa Kỹ xảo điện ảnh (Visual Effects) – ADVFX: Khóa học được thiết kế chi tiết tất cả các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật tiên tiến của nghệ thuật VFX. Khóa học ADVFX được đào tạo chuyên sâu nhằm giúp học viên sở hữu những kỹ năng tốt nhất cũng như tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp ngay từ những ngày đầu bước chân vào ngành.
Khóa Hoạt hình 3D (3D Animation) – AD3DA: Khóa học 3D Animation bao gồm toàn bộ quy trình làm phim hoạt hình từ giai đoạn Pre-Production (Tiền kỳ) đến Production (Sản xuất) và Post-Production (Hậu kỳ). Đây sẽ là điểm khởi đầu lý tưởng giúp các bạn định hướng nghề nghiệp một cách chuyên sâu trong hoạt hình 3D thông qua các học kỳ dành riêng cho phần mềm hoạt hình 3D cao cấp như Maya, ZBrush, Nuke, Substance Painter,…
Vì sao chọn MAAC để theo đuổi đam mê VFX – 3D – GAMES?
- Chương trình đào tạo đi từ cơ bản đến chuyên sâu – Phù hợp cho người mới bắt đầu.
- Cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phần mềm cho học viên.
- Áp dụng công nghệ VR – AR, hỗ trợ học tập trực quan và đạt hiệu quả cao.
- Tốt nghiệp bằng Advanced Diploma quốc tế – Được chứng nhận bởi các chuyên gia.
- Cọ xát thực tế qua những workshop, talkshow chuyên ngành.
- Mạng lưới liên kết studio rộng lớn, hỗ trợ việc làm cho học viên sau tốt nghiệp.
Series cẩm nang nghề nghiệp:
Phần 1: Modeling Artist (Modeler)
Phần 2: Texturing Artist
Phần 3: Rigging Artist (Rigger)
Phần 4: 3D Animator
Phần 5: Concept Artist
Phần 6: Game Designer
Phần 7: FX Artist
TƯ VẤN CHƯƠNG TRÌNH HỌC NGAY!