Cẩm nang nghề nghiệp ngành VFX – 3D – GAMES #4: 3D Animator

Đứng sau những cử chỉ trên gương mặt nhân vật, chuyển động của cảnh vật cũng như hoạt động của vật thể trong môi trường 3D chính là sự “tung hoành” của 3D Animator. Có thể nói, 3D Animator chính là vị trí không thể thiếu trong một quy trình sản xuất Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình 3D và Thiết kế Game.

Công việc của 3D Animator

3D Animator đóng vai trò tương tự như một diễn viên. Nếu ngoài đời thật, diễn viên sẽ biết diễn xuất như thế nào để truyền tải câu truyện như mong muốn, thì Animator sẽ thực hiện điều đó lên trên các vật thể 3D, làm cho các câu chuyện ảo trở nên thực tế. Đối với lĩnh vực phim ảnh và hoạt hình, 3D Animator cần nắm thật chắc storyboard (kịch bản phân cảnh) và các yêu cầu của đạo diễn để tạo ra những hoạt ảnh phù hợp với tính cách nhân vật cũng như quy định chung của kịch bản. Riêng ở lĩnh vực trò chơi điện tử, Animator còn cần phải lưu ý về bộ kỹ năng và đặc điểm riêng của nhân vật để đưa ra những hành động phù hợp với cốt truyện ban đầu.

Nguồn: CG Spectrum

Một số trách nhiệm chính mà 3D Animator phải thực hiện:

  • Thổi hồn vào một vật thể 3D sau khi đã được tạo hình (modeling) và gắn khung xương (rigging).
  • Nghiên cứu phong cách hình ảnh, công nghệ kỹ thuật để áp dụng vào dự án.
  • Áp dụng tính năng chụp chuyển động (motion capture) để nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Chuyển đổi storyboard thành chuỗi hoạt ảnh.
  • Quản lý file, thư viện animation và cập nhật các tài liệu công việc liên quan.

Animation Sequence by Austin DeGroot

Phần mềm 3D Animator thường sử dụng

Công việc của một 3D Animator sẽ được thực hiện hoàn toàn trên các phần mềm 3D. Vì vậy, để trở thành một Animator, bạn cần phải hiểu biết và có kiến thức về các phần mềm cũng như công cụ mà các Animator tại Studio thường sử dụng. Dưới đây là một số phần mềm chuyên dụng của các 3D Animator: 

  • Maya
  • After Effects
  • Cinema 4D
  • 3Ds Max
  • Premier
  • MotionBuilder

Mỗi một phần mềm đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng biệt. Trong quá trình học tập, bạn có thể sẽ được đào tạo qua nhiều phần mềm khác nhau, từ đó tìm ra được đâu mới là công cụ phù hợp cho riêng mình.

Nguồn: Austin DeGroot

Kỹ năng cần có của một 3D Animator

Sở hữu kiến thức chuyên môn

Sự hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của thiết kế hoạt hình là vô cùng quan trọng đối với những ai có định hướng trở thành 3D Animator. Trong đó, kiến thức cơ bản nhất chính là 12 nguyên tắc hoạt hình – bao gồm những hướng dẫn cần tuân theo để diễn hoạt vật thể 3D được tự nhiên nhất. 

Nắm vững kỹ năng sử dụng công cụ

Tạo ra các chuỗi hoạt hình 3D không chỉ cần tư duy nghệ thuật mà còn liên quan đến khả năng thao tác trên phần mềm. Vì vậy, việc sử dụng thuần thục một trong các phần mềm chuyên dụng như Maya, 3Ds Max hay After Effects là yếu tố bắt buộc để người làm diễn hoạt 3D có thể hoàn thành công việc của mình.

Nguồn: Kyle Kenworthy 

Có kiến thức về các định luật vật lý và chú ý đến chi tiết

Kiến thức về các định luật vật lý như trọng lực, gia tốc, trọng lượng,… giúp bạn tạo hoạt ảnh 3D thực tế và hợp lý hơn, trở nên gần gũi với người xem. Đồng thời, để mắt đến những chi tiết dù là nhỏ nhất khi diễn hoạt 3D là điều quan trọng nhằm đảm bảo tính liên tục và nhất quán trong tổng thể dự án. 

Hiểu biết về diễn xuất, quay phim

Sự hiểu biết nhất định về các nguyên tắc quay phim cũng như ngôn ngữ hình ảnh (phối cảnh, tỷ lệ, bố cục,…) sẽ giúp cho Animator xác định được chính xác những gì mình cần phải làm để vật thể chuyển động chính xác và hợp lý nhất.

Chẳng hạn: bạn có thể truyền tải cảm xúc cho nhân vật hoạt hình dựa vào kinh nghiệm diễn xuất; ứng dụng kỹ năng quay phim để làm nổi bật góc máy, ánh sáng, giúp môi trường 3D sống động hơn,…

Nắm rõ các quy tắc về quay phim, diễn xuất giúp cho nhân vật chuyển động sống động hơn

Có kinh nghiệm làm việc với Modeling và Rigging

Công việc của một Animator sẽ bắt đầu sau khi Modeling Artist và Rigging Artist hoàn thành xong phần việc của mình. Đó là hoàn thiện concept 2D và gắn khung xương cho vật thể. Việc gắn kết và thường xuyên trao đổi về nhân vật sẽ giúp cho việc diễn hoạt 3D trở nên trôi chảy và nhanh chóng. Đồng thời, khi hợp tác với các bộ phận khác trong quy trình sáng tạo nhân vật, biết đâu được bạn cũng sẽ nảy sinh thêm những ý tưởng sáng tạo cho phần việc của mình.

Có kiến thức về lipsync – thủ thuật nhép miệng

Lipsync là quá trình đồng bộ chuyển động khẩu hình miệng với âm thanh lời thoại mà nhân vật đang nói. Việc hiểu rõ về lipsync trong 3D Animation là vô cùng quan trọng để mô tả rõ nét bối cảnh câu chuyện, gia tăng tính thực tế và nâng cao tổng thể chất lượng diễn hoạt.

Hiểu biết đa dạng thể loại phim và hoạt hình

Việc hiểu biết nhiều dạng phim ảnh, hoạt hình giúp cho bạn làm giàu thư viện ý tưởng, dễ dàng sản sinh nhiều phong cách diễn hoạt độc đáo và có khả năng đảm nhiệm đa dạng thể loại hoạt hình. Chưa kể, thường xuyên xem các phim hoạt hình và chương trình 3D cũng sẽ giúp bạn thấu hiểu được xu hướng hiện tại của thị trường ngành, gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp.

Nguồn: Blue Zoo Animation Studio

Mức lương trung bình của 3D Animator

Theo anh Võ Huy Giáp – Giám đốc Đào tạo Học viện MAAC chia sẻ trong buổi livestream hướng nghiệp về ngành VFX – 3D – GAMES cho biết mức lương trung bình của các Artist chung trong ngành 3D Animation tại Việt Nam gồm:

  • Mức độ Trainee/Intern (vừa học vừa làm): Khoảng 4.000.000 đồng/tháng.
  • Sinh viên mới ra trường, làm việc chính thức: Khoảng 9.000.000 đồng/tháng.
  • Mức độ Junior: Khoảng từ 12.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
  • Mức độ Senior: Khoảng từ 15.000.000 – 50.000.000 đồng/tháng.
  • Mức độ Supervisor: Khoảng từ 50.000.000 đồng trở lên.

3D Animator qua lăng kính của Artist

3D Animator được biết đến là một trong những vị trí không thể thiếu trong quy trình sản xuất 3D thực tế tại các Studio chuyên về Hoạt hình, Kỹ xảo điện ảnh và Thiết kế Game. Đây là vị trí then chốt được nhiều đơn vị chú trọng và thường xuyên đưa tin tuyển dụng. Là Artist đã làm việc nhiều năm trong ngành, chị Quế Đường – Animator tại Planion chia sẻ: “3D Animation là ngành công nghiệp bao gồm cả kỹ thuật, mỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, thách thức lớn nhất của bạn khi theo đuổi vị trí 3D Animator chính là việc trau dồi kiến thức kỹ thuật và khả năng sử dụng phần mềm.”

Cùng lắng nghe thêm những chia sẻ thực tế từ Artist tại Planion Animation:

MAAC Vietnam – Học viện đào tạo từ bài bản đến chuyên sâu VFX – 3D- GAMES

Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) được thành lập từ năm 2001, là thương hiệu đào tạo Truyền thông & Giải trí của tập đoàn Aptech.

Với sứ mệnh tạo ra một thế giới Media & Entertainment đầy mê hoặc và hấp dẫn, MAAC mang đến cho học viên cơ hội trải nghiệm môi trường học tập quốc tế năng động, sáng tạo; liên tục nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn qua những giờ học thực hành tương tác cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn. 

Tháng 10.2019, MAAC đã chính thức cập bến tại Việt Nam, tạo điều kiện để các bạn trẻ có đam mê với nhóm ngành Truyền thông & Giải trí đầy mê hoặc được tiếp cận lộ trình học tập chuẩn chỉnh để xây dựng sự nghiệp bền vững.

Hệ thống chương trình giảng dạy và phương pháp học tiên tiến của MAAC tạo cho học viên nền tảng chuyên nghiệp, thúc đẩy tinh thần ham mê học hỏi, nâng cấp bản thân, thể hiện tài năng và tôn vinh sáng tạo trong các lĩnh vực: Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình 3D và Thiết kế Game.

Mục tiêu đào tạo các chương trình học của MAAC:

Khóa Kỹ xảo điện ảnh (Visual Effects) – ADVFX: Khóa học được thiết kế chi tiết tất cả các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật tiên tiến của nghệ thuật VFX. Khóa học ADVFX được đào tạo chuyên sâu nhằm giúp học viên sở hữu những kỹ năng tốt nhất cũng như tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp ngay từ những ngày đầu bước chân vào ngành. 

Khóa Hoạt hình 3D (3D Animation) – AD3DA: Khóa học 3D Animation bao gồm toàn bộ quy trình làm phim hoạt hình từ giai đoạn Pre-Production (Tiền kỳ) đến Production (Sản xuất) và Post-Production (Hậu kỳ). Đây sẽ là điểm khởi đầu lý tưởng giúp các bạn định hướng nghề nghiệp một cách chuyên sâu trong hoạt hình 3D thông qua các học kỳ dành riêng cho phần mềm hoạt hình 3D cao cấp như Maya, ZBrush, Nuke, Substance Painter,…

Khóa Thiết kế Game (Game Art & Design) – ADGAD: Khóa học Game Art & Design cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng chuyên môn của toàn bộ quá trình tạo ra một môi trường game hấp dẫn bao gồm tạo hình các nhân vật, lên ý tưởng, thiết kế quy luật và nội dung game, tạo môi trường game hoàn chỉnh,…

Vì sao chọn MAAC để theo đuổi đam mê VFX – 3D – GAMES?

  • Chương trình đào tạo đi từ cơ bản đến chuyên sâu – Phù hợp cho người mới bắt đầu.
  • Cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phần mềm cho học viên.
  • Áp dụng công nghệ VR – AR, hỗ trợ học tập trực quan và đạt hiệu quả cao.
  • Tốt nghiệp bằng Advanced Diploma quốc tế – Được chứng nhận bởi các chuyên gia.
  • Cọ xát thực tế qua những workshop, talkshow chuyên ngành.
  • Mạng lưới liên kết studio rộng lớn, hỗ trợ việc làm cho học viên sau tốt nghiệp.

Series cẩm nang nghề nghiệp:

Phần 1: Modeling Artist (Modeler)

Phần 2: Texturing Artist

Phần 3: Rigging Artist (Rigger)

SIGN UP FOR FREE

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ