Phân biệt sự khác nhau giữa Game Art và Game Design

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số tựa game lại có thể cuốn hút người chơi đến vậy? Câu trả lời nằm ở sự kết hợp hài hòa giữa Game ArtGame Design. Thế nhưng bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa Game Art và Game Design? Ồ! Nếu chưa thì hãy đọc hết bài viết này bạn nhé! Học viện MAAC sẽ cùng bạn phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này. 

Game art và game design khác nhau ra sao

Game Art và Game Design khác nhau những gì?

Hiểu một cách khái quát nhất, Game Art là phần hình ảnh, giao diện của trò chơi, từ nhân vật, môi trường cho đến các đoạn hoạt cảnh. Trong khi đó, Game Design là bộ phận thiết kế các quy tắc, luật chơi và trải nghiệm tổng thể của người chơi. 

Cho dễ hình dung, khi vào một tựa game như PUBG Mobile, bạn sẽ thấy những hình ảnh như con người, cây cối, từng hòn đá, bụi cây, hay các tòa nhà chung cư, tiếng bước chân người chạy, tiếng súng nổ,… đều là thành quả của người làm Game Art. Mỗi sự vật, âm thanh đều được các họa sĩ game thiết kế, sáng tạo tỉ mỉ nhằm đem lại hiệu ứng cao nhất cho người chơi. 

Game Art hay được ví như là linh hồn trực quan của một tựa game. Nó bao gồm tất cả những gì bạn nhìn thấy và nghe được khi chơi game, từ những nhân vật sống động, cảnh quan cho đến những hiệu ứng, chuyển động đặc biệt ấn tượng. Nghệ sĩ Game Art sẽ sử dụng các công cụ đồ họa và âm thanh để tạo ra một thế giới ảo sống động, hấp dẫn người chơi.

Game Design (Thiết kế Game) chính là công đoạn tạo ra cơ chế trò chơi, các quy tắc, mục tiêu cũng như cấu trúc của một trò chơi. Ở vị trí này, người làm game sẽ vận dụng kỹ năng kỹ thuật, hiểu được tâm lý của người chơi để sáng tạo và thiết kế hành trình trải nghiệm hấp dẫn nhất trong game. Tạo ra các mục tiêu để thúc đẩy người chơi tương tác những câu chuyện li kỳ cho các nhân vật để giữ chân người chơi ở lại trò chơi lâu hơn. 

Game art và game design khác nhau như thế nào

Với trò chơi PUBG Mobile, bạn đóng vai là một nhân vật thực chiến trong game, nhiệm vụ của bạn là chiến đấu và sinh tồn đến cuối cùng thì bạn sẽ là người chiến thắng. Để làm được điều đó thì một mình bạn hoặc là cùng đồng đội phải tiêu diệt những nhân vật khác.  

Game ArtGame Design
Mục tiêuTạo ra trải nghiệm thị giác và âm thanh lôi cuốn người chơi.
– Tập trung vào hình ảnh: Chịu trách nhiệm tạo ra các yếu tố hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng và nhất quán cho trò chơi, từ nhân vật, môi trường đến các hiệu ứng đặc biệt.

Sáng tạo và thử nghiệm: Thường xuyên thử nghiệm với các bảng màu, phong cách nghệ thuật khác nhau để tìm ra giải pháp hình ảnh tối ưu.

Đảm bảo tính thẩm mỹ: Đảm bảo rằng tất cả các yếu tố hình ảnh đều hài hòa và tạo nên một trải nghiệm thị giác thống nhất.
Xây dựng một hệ thống luật chơi logic, hấp dẫn và tạo ra những trải nghiệm chơi game độc đáo.
– Tập trung vào gameplay: Chịu trách nhiệm thiết kế cơ chế chơi, quy tắc và trải nghiệm tổng thể của trò chơi.

Đặt ra yêu cầu cho Artist: Làm việc chặt chẽ với các Artist để đảm bảo các tài sản hình ảnh hỗ trợ cho gameplay và câu chuyện của trò chơi.

Đánh giá tính hiệu quả: Đánh giá xem các thiết kế hình ảnh có đáp ứng được các mục tiêu của trò chơi hay không, có phù hợp với trải nghiệm người chơi mong muốn hay không.
Kỹ năng chínhVẽ, điêu khắc 3D, Animation, thiết kế âm thanhLập trình, thiết kế level, viết kịch bản
Quy trình làm việcThường bắt đầu ngay sau khi có thiết kế cơ bản của gameLà bước đầu tiên trong việc tạo ra một tựa game
Sự khác nhau giữa người làm Game Art và Game Design về mục tiêu, kỹ năng, quy trình

Cả Game Art và Game Design trong tiến trình tạo ra một trò chơi bùng nổ, cuốn hút người chơi đều quan trọng và cần phải được cân nhắc một cách hợp lý.

Với Game Artist

Trong quá trình tạo ra một trò chơi, các họa sĩ game không làm việc một mình. Họ thường cùng hợp tác với nhau để cùng đi đến một kết quả cuối cùng. Sau đây là một số vị trí công việc cụ thể trong Game Artist:

  • Họa sĩ ý tưởng (Concept artists): Những người vẽ ra những ý tưởng ban đầu cho nhân vật, cảnh quan, quái vật,… giúp mọi người hình dung rõ hơn về thế giới trong game.
  • Người tạo hình 3D (3D Modeler): Họ sẽ biến những hình vẽ phẳng thành các mô hình 3D sống động, tạo nên khung xương cho nhân vật và vật thể trong game.
  • Nhà làm hoạt hình (Animation): Họ sẽ thổi hồn vào các mô hình 3D, giúp nhân vật di chuyển một cách tự nhiên và sinh động.
  • Nghệ sĩ tạo kết cấu (Texture artists): Họ sẽ làm cho các mô hình 3D trở nên chân thực hơn bằng cách tạo ra các kết cấu bề mặt như da, vải, kim loại,…
  • Nghệ sĩ hiệu ứng hình ảnh (Visual effects artists): Họ sẽ tạo ra những hiệu ứng đặc biệt như lửa, khói, tia sét,… làm cho game trở nên sống động và hấp dẫn hơn.
Game art và game design khác nhau như thế nào

Game Design 

Sẽ như những nhạc trưởng trong một dàn nhạc. Họ phải làm việc với rất nhiều người khác nhau để tạo ra một trò chơi hoàn chỉnh. Ví dụ như:

  • Làm việc cùng các Artist để cùng nhau lên ý tưởng về hình ảnh của nhân vật, cảnh quan, và đảm bảo rằng mọi thứ đều phù hợp với câu chuyện và phong cách của trò chơi.
  • Làm việc với Level Designer để tạo ra những màn chơi thú vị, đặt ra những thử thách hấp dẫn cho người chơi.
  • Làm việc với lập trình viên để quyết định cách thức các nhân vật di chuyển, các vật thể tương tác với nhau, và tất cả các tính năng khác của trò chơi hoạt động như thế nào.
Game art và game design khác nhau như thế nào

Một số vị trí làm việc trong Game Design

Gameplay Designer

Chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng lối chơi trong game, thường làm việc chặt chẽ với Scripting Designer để đảm bảo ý tưởng có thể thực hiện được về mặt kỹ thuật. Vị trí này đòi hỏi kiến thức về các thể loại game và khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu người chơi, cũng như xu hướng thị trường. 

System Designer 

Là vị trí yêu cầu nhiều kinh nghiệm, chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng các hệ thống cốt lõi trong trò chơi điện tử. Họ cần kiến thức tổng quan về hệ thống game, khả năng phân tích dữ liệu và kỹ năng viết kỹ thuật chuyên sâu.

Scripting Designer

Đảm nhiệm viết code và lập trình cho game, biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế. Vị trí này yêu cầu kiến thức sâu rộng về kỹ thuật, game engine, và ngôn ngữ lập trình. Họ thường làm việc chặt chẽ với đội nhóm để xây dựng module, phát triển tính năng và tạo ra các bản demo.

Ngoài ra, các vị trí như:  Ux Designer, Operation Designer, Level Designer,…

Ngành công nghiệp game ngày càng phát triển, đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực này phải không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng. Cả Game Design và Game Art đều đóng vô cùng quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tạo ra những tựa game chất lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa Game Art và Game Design sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về quá trình sản xuất game và lựa chọn được con đường phù hợp cho bản thân.

Nếu bạn đam mê sáng tạo, yêu thích game và muốn trở thành một phần của ngành công nghiệp game đầy tiềm năng, thì đây chính là cơ hội để bạn thực hiện ước mơ của mình.

Học viện MAAC cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu về Game Art & Design, giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành một Game Artist hoặc Game Designer chuyên nghiệp. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, MAAC sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục thế giới game.

SIGN UP FOR FREE

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ