Học viện MAAC và 7 cột mốc đáng nhớ trong năm 2022

Chuyến tàu mang số hiệu 2022 cuối cùng cũng đã chính thức cập bến. Trước khi bắt đầu hành trình 2023, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua từng cột mốc đáng nhớ mà MAAC đã đi qua trong năm vừa rồi nhé!

Chuyến tàu tri thức của Học viện MAAC khởi hành lần đầu tiên vào năm 2019. Nhiên liệu vận hành là nguồn thông tin khổng lồ trong thế giới hậu kỳ, hành khách là những ai có đam mê trở thành một nhà sản xuất hậu kỳ thực thụ và đích đến là nơi có thể thấy được sự phát triển vượt trội của ngành hậu kỳ Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Quay lại 5, 10 năm về trước, bạn sẽ phải mỏi mắt mới có thể tìm kiếm được tên của nhân sự Việt Nam tham gia sản xuất hậu kỳ cho phim ảnh, hoạt hình hay các trò chơi điện tử. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, nói không ngoa khi hầu hết các tác phẩm nổi bật, được phát hành bởi những ông lớn từ Marvel, Disney, Netflix, Riot Games,… đều có sự tham gia sản xuất hậu kỳ của người Việt và đội ngũ Studio Việt. Một điều ta có thể nhận định được chính là thị trường phim ảnh và giải trí Việt Nam thời nay như được khoác lên một lớp áo mới, tiên tiến và nổi bật hơn. 

Đặt niềm tin vào thế hệ trẻ – mầm non tương lai đưa ngành hậu kỳ ngày càng phát triển, MAAC có mặt tại Việt Nam và mang đến lộ trình học tập bài bản các ngành Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình 3D và Thiết kế game. Trong suốt 4 năm hình thành và phát triển, MAAC đã chứng tỏ được vị thế hàng đầu trong việc đào tạo dài hạn ngành hậu kỳ, cung cấp cho thị trường đội ngũ Artist lành nghề, có khả năng đảm nhiệm mọi dự án được giao. 

Và đến hẹn lại lên, trước khi bắt đầu chặng đường 2023 với các mục tiêu lớn hơn, hãy cùng nhìn lại những cột mốc đầy tự hào của MAAC trong hành trình năm 2022 vừa qua.

Cột mốc thứ 1: 45 talkshow chuyên ngành

Cùng với tiêu chí gắn kết và tạo cơ hội để học viên được giao lưu với những anh chị Artist đang làm việc trong ngành, MAAC đã tổ chức 45 talkshow, workshop trong suốt năm 2022.

Đều đặn mỗi tháng, MAAC sẽ tổ chức những buổi chia sẻ với nhiều chủ đề riêng biệt từ nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật tin tức thực tế tại thị trường cho đến tình hình tuyển dụng tại các Studio. MAAC tin rằng, ngoài những giờ học lý thuyết và thực hành thì những buổi giao lưu thực tế sẽ giúp cho các bạn củng cố và tích lũy thêm kiến thức, nhanh chóng hoàn thiện bản thân để bước chân vào thế giới hậu kỳ chuyên nghiệp.

Một số sự kiện nổi bật của Học viện MAAC không thể không kể đến như:

– Talkshow: Cùng Bad Clay khám phá hậu kỳ VFX Trạng Tí & Chuyện Ma Gần Nhà

Nếu là người yêu thích kỹ xảo điện ảnh, không khó để bạn nhận ra rằng Trạng Tí và Chuyện Ma Gần Nhà đã thực hiện rất nhiều phân cảnh sử dụng các hiệu ứng sống động để thu hút người xem. Dù gặp khó khăn khi trải qua thời gian dài dịch bệnh hay có những lùm xùm xung quanh nội dung phim,… hai bộ phim này vẫn được đông đảo các tín đồ điện ảnh chào đón bởi kỹ xảo đỉnh cao, hiệu ứng mượt mà.

Trong suốt buổi trò chuyện, Bad Clay đã cùng người tham dự “mổ xẻ” mọi phân đoạn kỹ xảo đắt giá nhất của phim và chia sẻ những định hướng về ngành cho các bạn trẻ.  Cũng tại talkshow, Bad Clay studio cũng chia sẻ thêm về cơ hội tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp dành riêng cho các bạn trẻ yêu thích ngành Visual Effects, đem lại cho người tham dự nhiều thông tin quý giá.

Chi tiết sự kiện xem thêm tại: Bad Clay và 101 câu chuyện hậu kỳ hấp dẫn đằng sau Trạng Tí và Chuyện Ma Gần Nhà

– Talkshow: Con gái làm kỹ xảo, tại sao không?

Nhắc đến ngành công nghiệp kỹ xảo, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh các chàng trai ngồi trước màn hình máy tính, chạy các phần mềm phức tạp. Quan điểm này vô tình khiến một số người cho rằng nghề làm kỹ xảo, hiệu ứng chỉ phù hợp với nam giới. Rõ ràng, đây là quan điểm vô cùng sai lầm bởi sự hiện diện của các Artist nữ thành công trong ngành hiện nay phải gọi là “đếm không xuể”.

Với sự tham gia của các “chiến binh nữ” trong ngành VFX/3D, buổi talkshow ‘Con gái làm kỹ xảo, tại sao không?’ đã mang lại cho các bạn nữ tham dự “bỏ túi” những thông tin thú vị về rào cản của phái nữ trong ngành hậu kỳ và những yếu tố cần thiết để phát triển trong ngành.

Chi tiết sự kiện xem thêm tại: Khi phái nữ làm Kỹ xảo: Đâu là những “rào cản” và cần yếu tố gì để tiến xa trong ngành?

– Talkshow VFX – 3D – GAMES: Hiểu ngành trước, làm nghề sau

Dưới sự dẫn dắt của các “bậc tiền bối”, buổi chia sẻ với chuyên đề: ‘Hiểu ngành trước, làm nghề sau’ được tổ chức vào ngày 29.10 đã mang lại cho các bạn trẻ yêu thích ngành Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình 3D và Thiết kế Game nhiều thông tin hấp dẫn trên những bước chân đầu tiên gia nhập ngành.

“Sống” nhiều năm trong lĩnh vực hậu kỳ, các diễn giả biết được đâu là những yếu tố cần thiết để các bạn trẻ có thể sải cánh trong ngành và đạt được những thành tựu đáng nhớ. Nhờ vậy mà từng lời chia sẻ của các anh chị đều được các bạn trẻ hưởng ứng và tiếp thu “không sót một từ”.

Chi tiết sự kiện xem thêm tại: Thấu hiểu là yếu tố đầu tiên để “sống dai” trong thế giới hậu kỳ

– Talkshow Riot Games x Sparx* x MAAC: Behind the Skins

Behind the Skins là một trong những sự kiện được yêu thích nhất của MAAC trong năm 2022. 

Có thể bạn đã biết, Liên Minh Huyền Thoại là một trong những tựa game “ăn khách” nhất mọi thời đại, được đông đảo cộng đồng game thủ trên toàn thế giới yêu thích và săn đón. Ngoài sự đa dạng của các vị tướng đến từ nhiều bộ tộc khác nhau, LOL còn được người chơi đánh giá cao bởi kho tàng skin (trang phục) đồ sộ. Đặc biệt hơn hết, mỗi bộ trang phục đều đi kèm với những cốt truyện thú vị và có riêng những kỹ xảo hoành tráng tạo nên nét đặc biệt cho tướng. 

Behind the Skins được thực hiện dựa trên sáng kiến của Riot Games – Sparx* và đồng tổ chức bởi Học viện MAAC. Bằng những chia sẻ thực tế trong quá trình sản xuất ra từng bộ trang phục cho game, các Artist đến trực tiếp từ Riot Games và Sparx* đã đem lại nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười”, từ đó mở ra nhiều kiến thức quý giá cho các bạn trẻ đang theo đuổi ngành Thiết kế Game.

Chi tiết sự kiện xem thêm tại: Behind the Skins và những câu chuyện thú vị trong hành trình “may áo” cho các tướng LOL

Bên cạnh chia sẻ kiến thức, một số buổi tọa đàm còn có “tiết mục” sửa trực tiếp portfolio cho các bạn trẻ và tạo ra cơ hội để các bạn có thể tìm kiếm công việc phù hợp với định hướng của mình. Trên thực tế, đã có nhiều học viên MAAC tham gia workshop và được trực tiếp các studio lớn như Bad Clay, NCSOFT tuyển dụng với các vị trí Trainee hấp dẫn và mức lương đáng mơ ước.

Ngoài học viên, các buổi talkshow đều được mở rộng cửa để chào đón tất cả các bạn trẻ yêu thích và mong muốn tìm hiểu thêm các kiến thức về ngành. Với 45 sự kiện offline và online diễn ra trong suốt 365 ngày, MAAC đã thu hút sự tham gia của hơn 1480 bạn trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Cột mốc thứ 2: 6 ngày hội thông tin lớn quanh năm

Các ngày hội lớn trải đều quanh năm là hoạt động nhằm mang nguồn thông tin chính thống của ba ngành Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình 3D và Thiết kế Game đến gần hơn với các bạn trẻ Việt Nam. Tính riêng năm 2022, MAAC đã tổ chức và đồng tổ chức 6 ngày hội thông tin lớn. Một số ngày hội đình đám như: 

– MAAC Open Day 2022: Into the world of VFX, 3D, GAMES:

MAAC Open Day là ngày hội thường niên của Học viện MAAC. Với chuỗi hoạt động gồm tham quan môi trường học tập sáng tạo với đầy đủ máy móc thiết bị tiên tiến, phim trường ảo; các lớp học khám phá cơ bản ngành Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình 3D, Thiết kế Game; thử tài sáng tạo nghệ thuật qua bài đánh giá độc quyền CINEGRAPHY, giải trí qua các “gian hàng” Tarot – bói chỉ tay – thần số học,… ngày hội đã cung cấp cho hơn 200 bạn trẻ yêu thích ngành hậu kỳ những định hướng và góc nhìn mới mẻ trên hành trình gia nhập ngành hậu kỳ chuyên nghiệp.

Một bạn học viên THPT chia sẻ sau khi trải nghiệm Open Day: “Nhìn chung, MAAC Open Day 2022 đã đem lại cho em cực kỳ nhiều hứng thú về cả kiến thức các ngành học lẫn trải nghiệm các hoạt động khám phá bản thân. Ngày hội này cũng giúp em làm quen thêm với nhiều người bạn cùng sở thích, tạo cơ hội giúp đỡ lẫn nhau phát triển sự nghiệp trong tương lai.”

Chi tiết sự kiện xem thêm tại: 200 bạn trẻ hòa mình vào ngày hội khám phá thế giới VFX-3D-GAMES

– Creative Job Fair: Ngày hội việc làm dành cho nhóm ngành Thiết kế, Truyền thông & Giải trí

Sôi động và bổ ích là những tính từ miêu tả chính xác nhất về Creative Job Fair. Đồng tổ chức bởi Arena Multimedia, Đại học Văn Lang và Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC, ngày hội việc làm dành cho nhóm ngành Thiết kế, Truyền thông & Giải trí – Creative Job Fair lần đầu tiên được diễn ra với sự chào đón nồng nhiệt của giới trẻ đang theo đuổi ngành Sáng tạo.

Có rất nhiều sự kiện để các bạn trẻ đang theo học ngành Sáng tạo được tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ các tiền bối trong ngành, thế nhưng những ngày hội cho phép các bạn được trực tiếp tìm kiếm cho mình cơ hội nghề nghiệp tiềm năng lại đếm trên đầu ngón tay. 

Với sự tham gia của gần 2000 bạn trẻ và hơn 30 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo như: Sparx* – A Virtuos Studio, blankNegatives, Sky Mavis, GEEK Up, Topebox, Glass Egg – A Virtuos Studio, One Universe VN, GIHOT, AIOI, Điền Quân Group, View Sonic, Lạc Việt, YAHO Lab, Fassker, SPRING Production, VGames, Global Study Partners, EZ Tiệc,… Creative Job Fair phần nào cũng đã hoàn thành được mục tiêu của mình chính là góp phần giúp từng ngách nhỏ trong ngành Sáng tạo tại Việt Nam phủ sóng đến giới trẻ, làm tiền đề để ngành có những bước nhảy vọt về sau.

Chi tiết sự kiện xem thêm tại: Gần 2000 người trẻ yêu sáng tạo hội tụ tại Creative Job Fair 2022

Ngoài những ngành hội tập trung nhiều ngành nghề trong lĩnh vực hậu kỳ, MAAC cũng mở ra những sự kiện chuyên sâu vào từng nhóm ngành cụ thể, mang một màu sắc rất “MAAC”, đó là: Game Art Day, 3D Animation Day, VFX Day,… Có thể nói, ngày hội thông tin chính là sự kiện được mong đợi nhất ở MAAC, nhận được sự hưởng ứng bởi bộ phận lớn người trẻ có định hướng phát triển chuyên sâu nhóm ngành VFX, 3D, GAMES.

Cột mốc thứ 3: Mang Film Weekend đặt chân đến 6 “vùng đất” mới

‘Film Weekend – Trải nghiệm một ngày bước vào nghề làm phim’ cũng là một trong những hoạt động mà MAAC vô cùng tâm đắc trong suốt thời gian hoạt động. Đây là dự án dành riêng cho các bạn học sinh THPT. 

Ngồi trên ghế nhà trường, ít nhiều cũng sẽ có những bạn trẻ chưa xác định được ngành nghề mình yêu thích. Hơn thế, hậu kỳ là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Với một số bạn, người Việt có thể sản xuất phim ảnh hay game là một điều vô cùng xa vời. Chính vì vậy, Film Weekend là sự kiện mang đến những thông tin gần gũi nhất về ngành hậu kỳ, cho các bạn trẻ được tìm hiểu và tiếp cận để bản thân mỗi người có thể xác định được sở thích cá nhân.

Nếu ở giai đoạn 2019 – 2021, MAAC chỉ hoạt động xoay quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, thì bước sang 2022, MAAC đã mang sự kỳ ảo của điện ảnh, hoạt hình và game phủ sóng đến các bạn học sinh THPT tại các tỉnh thành lân cận, gồm: Tây Ninh, Đồng Nai, Đà Lạt, Biên Hòa, Long Khánh và Tiền Giang.

MAAC tin rằng, mỗi nơi mà chúng tôi đặt chân đến đều mang lại một giá trị nhất định dành cho các bạn trẻ, để các bạn được mở mang thêm những kiến thức mới lạ về ngành nghề hiện đại đầy sức hấp dẫn này.

Cột mốc thứ 4: Tự hào lứa học viên đầu tiên chính thức tốt nghiệp

Mang theo giấc mơ hậu kỳ gửi gắm tại MAAC, mỗi bạn học viên đều trông chờ vào một ngày chính tay mình có thể tạo ra được những sản phẩm đáng mơ ước.

Sau 24 tháng đầy nỗ lực, quyết tâm và không bao giờ từ bỏ trước mọi thử thách, cuối cùng lứa học viên đầu tiên của Học viện MAAC cũng chính thức hoàn thành xuất sắc buổi bảo vệ đồ án cuối khóa của chính mình, bước một chân vào thế giới của những Artist cứng nghề, thạo việc. 

Anh Đinh Trí Dũng – Giám đốc Học viện MAAC chia sẻ: “Khi lựa chọn MAAC, các bạn đã là “Hero”, và ngay hôm nay, sau khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp của mình, các bạn sẽ là “SuperHero”. Ngành hậu kỳ của chúng ta đang phát triển từng ngày. Tôi mong rằng các studio lớn của thế giới sẽ nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam và các studio Việt Nam sẽ vươn mình ra thế giới.

Hy vọng các bạn trẻ tại MAAC ngày hôm nay sẽ là những cái tên được xướng lên trong các dự án lớn của quốc tế. Cảm ơn các bạn đã lựa chọn Học viện MAAC làm nơi đầu tiên trên hành trình chinh phục nghề của mình.

Không chỉ nội bộ học viện MAAC tự hào mà các Artist tại các studio cũng dành những lời có cánh dành cho học viên tốt nghiệp. Anh Thierry Nguyễn – Founder tại Bad Clay Studio đánh giá: “Lần đầu tiên tôi thấy tại Việt Nam có sản phẩm tốt nghiệp về phim ảnh chất lượng như vậy. Dù không hoàn hảo 100%, nhưng từ các khâu ý tưởng, quay phim, diễn xuất cho đến xử lý hậu kỳ mọi thứ đều chỉn chu và chuyên nghiệp.”

Ba đồ án tốt nghiệp xuất sắc tạo được dấu ấn của học viên MAAC:

– Phim hoạt hình Greenies:

Xuyên suốt 2 phút 34 giây, đoạn phim hoạt hình Greenies đã mô tả câu chuyện đầy nhẹ nhàng về cuộc sống của một cô gái tên Cỏ và người bạn mèo đáng yêu của mình. Với tone xanh chủ đạo, Greenies đã truyền tải đến cả hội trường một năng lượng vô cùng bình yên và tươi mát.

– Phim ngắn Nàng Tiên Ốc:

Lấy cảm hứng từ bài thơ Nàng Tiên Ốc (tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn) thời thơ ấu, phim ngắn tốt nghiệp của các bạn trẻ khóa Visual Effects đã khiến cho cả khán phòng phải dở khóc dở cười qua những khoảnh khắc vui vẻ và thấm nhuần câu chuyện nhân văn, nhấn mạnh thông điệp người nhân hậu, tốt bụng luôn được yêu mến và xứng đáng được sống hạnh phúc.

– Phim ngắn lịch sử Ngô Vương Quyền:

Nếu ở Greenies là màu sắc của đời sống gần gũi, Nàng Tiên Ốc với câu chuyện tuổi thơ quen thuộc, thì ở Ngô Vương Quyền chính là đoạn phim hào hùng tái hiện lịch sử dân tộc thời nhà Ngô. 

Được thực hiện bởi nhóm HDR, lớp X2009E1 khóa Visual Effects, Ngô Vương Quyền tập trung vào tâm lý của vua Ngô Quyền khi đứng trước nỗi lo chống giặc ngoại xâm, gìn giữ non nước. Được biết, ở đồ án cuối khóa này, nhóm đã thực hiện đến hơn 100 shots CGI cho toàn bộ nội dung phim, tất cả những gì trình chiếu trên màn ảnh đều được thực hiện qua phông xanh.

Tham dự buổi bảo vệ đồ án cuối khóa, Đạo diễn/Nhà sản xuất phim Võ Thanh Hòa dành những lời đánh giá chân thật dành cho Ngô Vương Quyền: “Với tôi Ngô Vương Quyền là tác phẩm chỉn chu tựa như một sản phẩm chuyên nghiệp chứ không đơn giản là một bài đồ án. Chắc hẳn không chỉ tôi mà tất cả những ai có mặt trong hội trường ngày hôm nay đều cảm thấy “sướng” khi xem được tác phẩm này”.

Sau hai năm phấn đấu, hàng ngàn giờ học và ngày đêm “ăn dầm nằm dề” tại học viên để thực hiện bài tập, đồ án, cuối cùng các bạn trẻ cũng đã chính thức cập bến tri thức. Hành trình qua chắc chắn đã có những khó khăn cản bước, thế nhưng các bạn cũng đã vô cùng bản lĩnh để trở thành một Artist thực thụ, hứa hẹn sẽ đóng góp cho ngành công nghiệp Truyền thông & Giải trí nước nhà nhiều thành quả to lớn. Đây là điều mà MAAC luôn trông chờ vào từng học viên của mình.

Chi tiết Lễ công chiếu & Bảo vệ đồ án tốt nghiệp 2022, xem thêm tại: Học viên MAAC ra mắt đồ án tốt nghiệp hoành tráng như sản phẩm chuyên nghiệp

Cột mốc thứ 5: Giao lưu cùng Hiệp hội VFX Pháp, Thái Lan – Đưa ngành hậu kỳ Việt Nam vươn tầm thế giới

Dù đang trên đà phát triển tốt, thế nhưng trên thực tế lĩnh vực Kỹ xảo, Hoạt hình và Game ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng. Vì vậy, cầu tiến và hội nhập luôn là yếu tố hàng đầu để ngành hậu kỳ Việt vươn mình ra thế giới.

Lần đầu tiên, MAAC kết hợp cùng trang thông tin Vietnam VFX-Animation, AIOI Studios liên kết với Đại sư quán Pháp và các hiệp hội VFX tại Pháp và Thái Lan để tổ chức buổi tọa đàm: ‘Building a strong VFX & Animation Industry in Vietnam – France – Thailand’. Có sự xuất hiện của các vị diễn giả giàu kinh nghiệm, là những người đứng đầu các Studio VFX-Animation đến từ 3 quốc gia Việt Nam, Pháp và Thái Lan, sự kiện đã mang lại cho các Artist Việt Nam nhiều thông tin hấp dẫn về sự phát triển của ngành ngoài quốc tế cũng như cách thức liên kết với chính phủ để xây dựng ngành hậu kỳ nước nhà ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. 

Là cầu nối để tạo ra buổi giao lưu giữa 3 quốc gia, ông Jeremy – Tùy viên nghe nhìn tại Đại sứ quán Pháp/Viện Pháp cũng hào hứng chia sẻ trong sự kiện: “Pháp rất hào hứng và có được nhiều lợi ích từ lĩnh vực Animation và VFX đầy năng động. Khoảng 20 năm nay, Animation và VFX đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn nhiều hơn một ví dụ về cách một quốc gia có thể phát triển thị trường Animation và VFX của mình. Đây là lý do tại sao chúng tôi cũng mời Thái Lan tham gia sự kiện này.

Mục đích của Talkshow trước tiên là giới thiệu hệ sinh thái và bối cảnh của lĩnh vực VFX & hoạt hình ở Pháp và Thái Lan. Nhưng điều thứ hai và quan trọng hơn là trình bày cách thức tổ chức của ngành ở 2 quốc gia đó là Pháp và Thái Lan cũng như phối hợp chặt chẽ với chính quyền để phát triển và lớn mạnh hơn nữa.

Hy vọng buổi tọa đàm này sẽ truyền cảm hứng và góp phần xây dựng một ngành VFX và Animation vững mạnh tại Việt Nam.”

Đây là sự kiện chưa từng có trước đây đối với học viện MAAC. Đứng dưới cương vị một cơ sở đào tạo chuyên sâu về ngành VFX-Animation, nguồn thông tin quý giá được các diễn giả chia sẻ sẽ là cơ sở để MAAC ngày càng nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới kết nối với các studio trong khu vực để tạo ra một khối liên kết vững mạnh. Trong đó, MAAC sẽ đóng vai trò cung cấp nguồn nhân lực giỏi ra thị trường, có thể đảm nhiệm tốt các dự án được giao phó.

Chi tiết sự kiện xem thêm tại: Thăng hạng ngành VFX & Animation Việt Nam qua buổi giao lưu với Pháp và Thái Lan

Cột mốc thứ 6: Khởi động Vietnam VFX Challenge – Sân chơi đầu tiên dành cho giới trẻ mê kỹ xảo tại Việt Nam

Cũng trong năm 2022, Học viện MAAC đã mở ra một cuộc thi dành riêng cho các bạn trẻ yêu thích ngành Kỹ xảo điện ảnh – Vietnam VFX Challenge. Với quy mô rộng khắp toàn quốc và thí sinh tham gia kéo dài từ 15 tuổi trở lên, Vietnam VFX Challenge được xem là một trong những sân chơi kỹ xảo chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. Cuộc thi được đồng tổ chức bởi Học viện MAAC, các studio kỹ xảo lớn tại Việt Nam gồm Bad Clay, Synapse, SPARTA cùng tài trợ bởi WACOM và iRender.

Khởi động từ đầu tháng 8/2022, Vietnam VFX Challenge nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng bởi nhiều bạn trẻ yêu kỹ xảo bởi chủ đề thú vị, luật chơi khai thác tính sáng tạo của từng cá nhân tham dự và phần thưởng hấp dẫn với tổng giá trị lên đến 1 tỷ đồng bao gồm tiền mặt, quà tặng công nghệ và học bổng tại MAAC.

Hơn cả một cuộc thi, Vietnam VFX Challenge còn là cơ hội để các bạn trẻ được tiếp cận với ngành kỹ xảo chuyên nghiệp. Chính vì vậy, ban tổ chức cuộc thi cũng mở ra một số buổi workshop hướng dẫn làm bài để các thí sinh tham dự được lắng nghe chuyên gia giải đáp các thắc mắc trong quá trình làm bài thi.

Đại diện ban tổ chức cuộc thi, anh Đinh Trí Dũng – Giám đốc Học viện MAAC cũng có đôi lời chia sẻ xoay quanh mục tiêu và tầm nhìn mà Vietnam VFX Challenge mong muốn mang đến cho cộng đồng, anh cho biết: “Trước khi tổ chức Vietnam VFX Challenge chúng tôi cũng đã rất đắn đo với mong muốn có thể tạo ra nhiều giá trị nhất để những ai yêu thích Kỹ xảo điện ảnh tại Việt Nam đều có thể tham dự. Đến thời điểm hiện tại, Vietnam VFX Challenge đã dần được công nhận bởi giới chuyên môn bởi những giá trị tích cực mang lại cho thế hệ trẻ, góp phần kết nối họ với các studio đầu ngành.

Và hy vọng rằng Vietnam VFX Challenge sẽ đem lại cho các bạn những bước khởi đầu quý giá trên chặng đường chinh phục nghề kỹ xảo, làm tiền đề để các mùa giải tiếp theo được diễn ra thành công rực rỡ. Xin cảm ơn các vị ban giám khảo, các studio đồng hành và các nhà tài trợ đã tạo cơ hội để các bạn trẻ được tỏa sáng và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.”

Sau hơn 2 tháng phát động và tổ chức, Vietnam VFX Challenge nhận về tổng 45 tác phẩm dự thi đầy sáng tạo và 16 tác phẩm xuất sắc nhận được các giải thưởng của cuộc thi. Trong đó, giải thưởng cao nhất của Vietnam VFX Challenge đã gọi tên chàng trai 9x gốc Phú Yên cùng với đó là 15 giải thưởng của các bạn trẻ đến từ khắp mọi nơi trên bản đồ hình chữ S.

Chia sẻ của giải nhất cuộc thi, xem thêm tại: Rẽ hướng theo đuổi đam mê – 9x xuất sắc đạt giải thưởng cao nhất cuộc thi Vietnam VFX Challenge

Hành trình từ bắt đầu cho đến khi kết thúc, Vietnam VFX Challenge chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt khi có đến hơn 10 đơn vị báo chí, truyền thông hỗ trợ đưa tin về cuộc thi, một số đầu báo uy tín phải kể đến như: Kenh14, iVolunteer Vietnam, Brands Vietnam, Nhịp Sống Online, Sài Gòn Ngày Mới, Mực Tím, Công Lý,…

Không đơn thuần là một cuộc thi, Vietnam VFX Challenge dần trở thành một sân chơi đầy thú vị để người trẻ đam mê Kỹ xảo có cơ hội được thể hiện bản thân. Dù là người mới tìm hiểu hay một “lão làng” trong giới, tất cả đều được tạo cơ hội để giao lưu cùng nhau và chính bản thân mỗi người đều sẽ được lĩnh hội những điều mới lạ trên hành trình chinh phục nghề của mình.

Chi tiết sự kiện, xem thêm tại: Gala trao giải Vietnam VFX Challenge: Kết thúc sân chơi Sáng tạo kỹ xảo chuyên nghiệp đầu tiên của giới trẻ Việt Nam

Cột mốc thứ 7: Đội ngũ giảng viên & học viên MAAC ghi dấu ấn trên đấu trường phim ảnh trong nước và quốc tế

Save the best for last – Điều tâm đắc nhất luôn được dành để nói sau cùng. Mỗi học viên của MAAC khi “trưởng thành” và tạo ra được dấu ấn của riêng mình trên các sản phẩm được công chiếu rộng rãi trên màn ảnh chính là niềm tự hào mà học viện MAAC không thể không đề cập đến.

Giai đoạn cuối năm 2022, đồng loạt Giảng viên và học viên MAAC đã xuất sắc sản xuất hậu kỳ cho series nổi tiếng: Money Heist: Korea – Joint Economic Area, bộ phim thuộc đề tài tâm lý tội phạm được công chiếu rộng rãi trên nền tảng trực tuyến Netflix.

Bên cạnh yếu tố nội dung, công thức để tạo nên sự thành công của Money Heist: Korea – Joint Economic Area chính là phần hiệu ứng kỹ xảo. Được biết, một số pha VFX gây cấn trong phim như nổ bom, bắn tỉa,… được thực hiện bởi Synapse – Studio làm VFX có sự đồng hành của đội ngũ học viên và giảng viên MAAC. Nếu quan sát phần credits của phim, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy “người nhà” của MAAC đảm nhiệm một số vị trí quan trọng như VFX, Producer, Asset, Matchmove, FX, Matte Painting, Compositing,…

Ngoài những giảng viên là các artist đã làm việc lâu năm trong nghề, hầu hết các bạn học viên tham gia sản xuất cho phim đều là những gương mặt trẻ triển vọng đang tham gia khóa đào tạo AD3DA (Hoạt hình 3D) và ADVFX (Kỹ xảo điện ảnh) tại MAAC.

Hơn thế, còn rất nhiều gương mặt trẻ tại MAAC nỗ lực để ghi tên mình vào những dự án VFX & Animation trong và ngoài nước, nổi bật gồm: MAACster Đinh Hoàng Long “ẵm” loạt dự án lớn như All of us are Dead (Netflix), The Silent Sea (Netflix), Trạng Tí, Chuyện ma gần nhà, Em và Trịnh, Đảo độc đắc,… MAACster Phạm Anh Quí và Nguyễn Trung Kiên với những MV ca nhạc đình đám như Xui hay Vui (tlinh x MONO), Beautiful Monster, (Soobin x BINZ),… 

Nét chấm phá của học viên trên các “sàn diễn” nội địa và quốc tế là sự tự hào không ngớt của học viện MAAC, điều này giúp MAAC càng thêm tự tin để chứng tỏ rằng: thị trường VFX Việt Nam nói chung cũng như trung tâm đào tạo chuyên sâu về ngành như MAAC nói riêng đang và sẽ bồi dưỡng thế hệ trẻ lành nghề, đưa ngành hậu kỳ Việt Nam ngày càng tỏa sáng.

Lời kết

Với những thành tựu đã đạt được trong năm 2022, MAAC tin rằng mình đã phần nào hoàn thành được sứ mệnh đặt ra là mang ngành hậu kỳ len lỏi vào khắp ngõ ngách Việt Nam, trở nên thân thuộc và là một nghề nghiệp tiềm năng mà các bạn trẻ có thể hết mình theo đuổi.

Có mặt ở Việt Nam từ năm 2019, ổn định vững vàng sau hai năm đại dịch COVID và phát triển vượt trội ở năm 2022 đó chính là tiền đề để đội ngũ lãnh đạo, giảng viên, nhân viên và học viên MAAC hoàn toàn có thể tự hào rằng: Học viện MAAC sẽ còn vươn mình tỏa sáng trong tương lai.

Bài viết: Lê Hòa

Thiết kế: mchoux

SIGN UP FOR FREE

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ