Thiết kế game cần học những gì? Ai phù hợp học thiết kế game?

Bạn có phải là người đam mê game, luôn mơ ước tạo ra những trò chơi độc đáo và thu hút hàng triệu người chơi? Để biến đam mê thành sự nghiệp theo đuổi, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Cụ thể hơn, thiết kế game cần học những gì? Hãy cùng Học viện MAAC đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Thiết kế game cần học những gì

Bạn có biết thiết kế game cần học những gì không?

Để bắt đầu hành trình học thiết kế game, những người mới cần trang bị nền tảng kiến thức cơ bản như việc nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành, nguyên tắc về thị giác và cơ chế hoạt động của chuyển động. Bên cạnh đó, việc thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa và phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, tư duy hệ thống, và tư duy logic cũng là yếu tố quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về những kiến thức cần thiết cũng như định hướng cho các bạn trẻ đang muốn khám phá lĩnh vực thiết kế game. 

Tố chất là những đặc điểm tự nhiên hoặc khả năng bẩm sinh của một người, thể hiện qua tính cách, năng lực, hoặc tiềm năng của họ trong một lĩnh vực cụ thể. Tố chất có thể bao gồm cả yếu tố tâm lý, tinh thần và thể chất, giúp bạn dễ dàng phát triển và thành công trong một công việc hoặc hoạt động nhất định.

Ví dụ, trong công việc thiết kế game, những tố chất như tư duy sáng tạo, gu thẩm mỹ cao hay niềm đam mê học hỏi là yếu tố cần thiết giúp người làm nghề đạt được thành công. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng khi cảm thấy mình chưa có những điều trên. Bởi, tố chất không phải là yếu tố cố định, mà có thể được hình thành, phát triển qua thời gian rèn luyện, học tập, đúc kết từ kinh nghiệm làm việc.

Nhiều người tự hỏi “Mình có phù hợp với ngành thiết kế game không”. Nếu bạn cảm thấy mình có những yếu tố dưới đây, thì khả năng bạn phù hợp trong lĩnh vực thiết kế kế game:

– Thích sáng tạo, nghệ thuật, thích chơi game, thích vẽ vời, đam mê thử nghiệm với công cụ và phần mềm thiết kế. Có óc tưởng tượng bay bổng.

– Tính cách kiên nhẫn và kiên trì: Quá trình phát triển game thường gặp phải nhiều thử thách và vấn đề kỹ thuật. Tính kiên nhẫn và sự kiên trì giúp Game Designer vượt qua các khó khăn, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm để đạt chất lượng tốt nhất.

– Tính tỉ mỉ và chú ý đến chi tiết: Một Game Designer cần có sự chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong thiết kế trò chơi. Điều này đảm bảo rằng các yếu tố như cơ chế gameplay, giao diện người dùng, và các yếu tố đồ họa đều hoạt động đúng cách và đóng góp vào trải nghiệm tổng thể của người chơi.

– Có thói quen thường xuyên cập nhật những xu hướng mới trong ngành công nghiệp game.

– Thích học hỏi liên tục những kiến thức và kỹ năng mới để nâng cao năng lực bản thân… 

– Yêu thích cái đẹp cũng là một tố chất quý giá để trở thành một Designer xuất sắc.

>>> Đọc ngay: Cẩm nang nghề nghiệp ngành VFX – 3D – GAMES #10: Game Artist

Dù làm việc trong ngành nào cũng cần phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện. Với các ngành học thiết kế số nói chung và thiết kế game nói riêng, bạn cần học được những điều sau đây. 

Khi học thiết kế game, bạn nên bắt đầu từ những bài học nền tảng trước. 

– Nắm được các nguyên lý thị giác để xây dựng một tựa game bắt mắt và hài hòa.

– Kiến thức về thiết kế đồ họa giúp bạn tạo ra các nhân vật và môi trường sống động, chân thực. 

– Kiến thức về điêu khắc trong thiết kế game giúp tạo ra các mô hình 3D chi tiết và chân thực, từ hình dáng tổng thể đến các yếu tố nhỏ. 

– Kiến thức về giải phẫu học để thiết kế các nhân vật với tỷ lệ và chuyển động tự nhiên, nâng cao tính chân thực trong trò chơi.

– Kiến thức về cơ học và chuyển động giúp mô phỏng thế giới game một cách tự nhiên và chân thực hơn. 

– Các kỹ thuật về ánh sáng, máy quay và kết xuất sẽ giúp bạn tạo ra những hình ảnh đẹp mắt, cuốn hút người chơi.

Nhà thiết kế game thường xuyên làm việc với các phần mềm công nghệ, vì vậy việc cải thiện kỹ năng sử dụng chúng là rất quan trọng. Dưới đây là một số công cụ phổ biến mà các Game Designer thường sử dụng:

Maya: Được xem là công cụ hàng đầu trong đồ họa 3D, Maya từ lâu đã chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình và VFX, nhờ vào sự phát triển liên tục và tính năng mạnh mẽ của nó.

Sketch: Công cụ này chuyên tạo ra các bản phác thảo từ các nét vẽ cơ bản, giúp Designer nhanh chóng ghi lại và phát triển ý tưởng thiết kế.

GameMaker Studio: Với tính năng như thư viện hoạt hình, mô hình 3D và nhiều đạo cụ hữu ích, GameMaker Studio hỗ trợ Game Designer trong việc hiện thực hóa các ý tưởng thiết kế trò chơi.

Unity: Một trong những phần mềm phát triển game đa nền tảng, Unity cho phép tạo ra các trò chơi cho máy tính, console và thiết bị di động, đồng thời hỗ trợ nhiều công nghệ tiên tiến.

Construct: Công cụ thiết kế game dựa trên ngôn ngữ HTML, Construct cho phép người dùng biến ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm game thực tế mà không cần kiến thức lập trình.

Việc trau dồi các kỹ năng mềm không những giúp trình độ của bạn nâng cấp qua thời gian mà còn giúp bạn duy trì được động lực làm nghề, nâng cao thu nhập. 

Kỹ năng sáng tạo: Khả năng khai thác hình ảnh, cảm giác qua nhận thức từ trí tưởng tượng có thể là tố chất sẵn có trong bạn. Tuy nhiên, nếu khả năng sáng tạo của bạn hạn chế, bạn cũng có thể học tập để phát triển sự sáng tạo của mình. Bằng cách mở rộng kiến thức từ nhiều lĩnh vực như phim ảnh, âm nhạc, du lịch, và văn hóa, quan sát nhiều hơn, kỹ hơn…

Kỹ năng quản lý thời gian: Trong môi trường làm việc năng động của ngành game, việc hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn không những giúp cho dự án đúng tiến độ mà còn giúp bạn giữ được “chữ tín” với người trong ngành. 

Khả năng tư duy logic: Để chuyển hóa ý tưởng thành thiết kế thực tế, bạn cần có tư duy logic. Tư duy này cũng sẽ phát triển và hoàn thiện qua thời gian bạn học tập, tiếp xúc đủ với ngành nghề.  Điều này giúp bạn tạo ra các bản thiết kế rõ ràng và hiệu quả, đồng thời bảo vệ quan điểm của mình trong các cuộc tranh luận về thiết kế.

Tư duy hệ thống: Kỹ năng này cho phép bạn phân tích và giải thích các vấn đề một cách rõ ràng và súc tích, đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru, công việc luôn diễn ra hiệu quả trong tầm kiểm soát.

Làm việc nhóm: Dù mỗi Game Designer có thể làm việc với máy tính riêng nhưng không đồng nghĩa với việc họ làm việc độc lập. Làm ra một tựa game hay cần rất nhiều nhân sự đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Do vậy, rất cần sự trao đổi, hợp tác giữa những người đồng đội. Nếu kỹ năng làm việc nhóm của bạn bị hạn chế, đó sẽ là bất lợi của bạn. 

Kỹ năng xử lý vấn đề: Làm việc với các phần mềm công nghệ không thể tránh khỏi những trục trặc kỹ thuật. Khi bạn sở hữu khả năng xử lý vấn đề sẽ giúp bạn kịp thời giải quyết vấn đề và nhanh chóng khắc phục các sự cố không mong muốn.

Theo dõi biến động thị trường: Hiểu nhu cầu người chơi và dự đoán xu hướng thị trường cũng là yếu tố cần cập nhật để phát hành trong các trò chơi đem lại thành công và tạo ra doanh số của .

Khả năng nắm bắt tâm lý nhân vật/ người chơi: Tại sao học thiết kế game thì cần kiến thức này? Hiểu đơn giản nhất thì khi bạn nắm rõ được tâm lý của người chơi sẽ giúp bạn thiết kế trải nghiệm người chơi, tạo ra các tình huống và kịch bản gây sự kích thích, hấp dẫn cho người chơi.

Tinh thần thép và khả năng chịu áp lực: Công việc này thường yêu cầu bạn hoàn thành khối lượng công việc lớn và thực hiện nhiều chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng, điều này có thể tạo ra áp lực cho bạn. Vì vậy, hãy luôn duy trì sự cân bằng và tìm cách kiểm soát stress để giữ cho bản thân luôn ở trạng thái tốt nhất và duy trì hiệu suất làm việc.

Game designer cần học thêm nhiều kỹ năng mềm để bổ trợ cho công việc

Đằng sau câu hỏi “thiết kế game cần học những gì?” luôn là câu hỏi “vậy có phải học nhiều không?”
–  Câu trả lời là CÓ. 

Thiết kế game là một lĩnh vực đòi hỏi sự học hỏi liên tục. Bạn không chỉ cần học về kỹ thuật mà còn phải cập nhật những xu hướng mới nhất của ngành công nghiệp game để theo kịp với thị hiếu của người chơi. Tuy nhiên, nếu bạn đam mê và có sự kiên trì thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục được “đỉnh cao” trong ngành thiết kế game. 

Lĩnh vực thiết kế game dành cho mọi đối tượng. Theo thống kê tại Học viện MAAC, đối tượng phổ biến đăng ký học thiết kế Game là học sinh Trung học, sinh viên và người đi làm.

Học sinh trung học (độ tuổi từ 15 – 18 tuổi) có niềm đam mê về game art và game design, có định hướng rõ ràng từ nhỏ sẽ phát triển trong ngành giải trí tỉ đô này, hoặc là những bạn được phụ huynh định hướng học sớm để sau này ra nước ngoài làm việc. 

Đối tượng sinh viên (độ tuổi từ 18 – 22 tuổi) là những bạn sau khi tốt nghiệp THPT có nguyện vọng học ngành thiết kế game. Phần khác, họ là những sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp trái ngành hoặc các ngành liên quan đến đồ họa, nghệ thuật, truyền thông mong muốn nâng cao kỹ năng chuyên sâu về Thiết kế Game.

Đối tượng người đi làm (từ 22 – 35 tuổi) đang làm việc trong ngành truyền thông, giải trí, game hoặc các lĩnh vực liên quan muốn nâng cao tay nghề, phát triển đột phá hoặc chuyển hướng sang mảng Thiết kế Game.

Cho dù bạn là học sinh cấp 3, sinh viên hay người đã đi làm đều có thể bắt đầu học ngành thiết kế game nếu như bạn có đủ đam mê và kiên trì theo đuổi.

Khóa học Game Art & Design tại Học viện MAAC cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng chuyên môn của toàn bộ quá trình tạo ra một môi trường game hấp dẫn bao gồm tạo hình các nhân vật, lên ý tưởng, thiết kế quy luật và nội dung game, tạo môi trường game hoàn chỉnh,… bằng các công cụ và phần mềm mới nhất chuyên dụng cho ngành như Unreal Engine, Unity Engine, Maya, ZBrush, Substance Painter,…

Học viên sẽ trải qua 4 học kỳ trong vòng 24 tháng:

  • Học kỳ I: Art for Games
  • Học kỳ II: Games Production Design
  • Học kỳ III: 3D Games Art Creation
  • Học kỳ IV: Games Engines & Level Design

Với hệ thống giáo trình đào tạo của MAAC Global, các nội dung được chứng minh có hiệu quả và liên tục cập nhật thị trường để phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của ngành.

  • Bằng cấp quốc tế: Học viên nhận bằng cấp từ tập đoàn Aptech (Ấn Độ), tương đương với bằng Cao đẳng Nghề Quốc tế, được công nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp và bởi nhiều doanh nghiệp hàng đầu.
  • Cơ hội liên thông và du học: Học viên có thể tiếp tục học tập hoặc du học tại Vancouver Centre for Entertainment Arts (Canada) hoặc Middlesex University (Anh), mở rộng cơ hội học hỏi và trải nghiệm quốc tế.
  • Chương trình học bổng: Các học bổng và hỗ trợ tài năng đa dạng giúp học viên tự tin theo đuổi đam mê và giảm bớt gánh nặng tài chính.
  • Mối liên kết ngành mạnh mẽ: Học viện có quan hệ chặt chẽ với các studio lớn, tạo cơ hội cho học viên giao lưu, gặp gỡ và tích lũy kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành.
  • Hỗ trợ việc làm: MAAC cam kết hỗ trợ học viên trong việc tìm kiếm việc làm, giúp họ dễ dàng bước chân vào thị trường lao động.
  • Giảng viên giàu kinh nghiệm: Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, đang làm việc trong các dự án quốc tế, mang đến kiến thức thực tiễn và chuyên sâu.
  • Trang thiết bị hiện đại: Học viện trang bị phòng học và thiết bị học tập tiên tiến, đáp ứng nhu cầu học tập và thực hành của học viên.
  • Chương trình đào tạo tinh giản: Chương trình học được thiết kế bài bản và tinh giản bởi tập đoàn Aptech (Ấn Độ), phù hợp với nhu cầu và đặc thù của học viên Việt Nam.

Để gặt hái được thành tựu trong ngành thiết kế game, việc nắm vững các kỹ năng và kiến thức cần thiết luôn là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, không chỉ tài năng mà sự nỗ lực và khổ luyện mới là yếu tố quyết định giúp bạn “đi” xa. Khi tìm hiểu “thiết kế game cần học những gì?”, bạn sẽ thấy rằng bên cạnh việc học các kỹ thuật thiết kế, còn cần phải phát triển tinh thần kiên trì, quyết tâm và rất nhiều kỹ năng mềm khác. Hãy tự tin học tập và rèn luyện mỗi ngày, vì sự thành công trong ngành thiết kế game đòi hỏi không chỉ kỹ năng mà còn cả sự nỗ lực không ngừng.

Nếu bạn đang tìm một môi trường đào tạo bài bản thiết kế game từ cơ bản đến chuyên sâu, thì Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC sẽ giúp bạn chắp cánh ước mơ chạm đến đỉnh cao sự nghiệp. 

SIGN UP FOR FREE

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ