Kỹ xảo điện ảnh (VFX) và hoạt hình (Animation) đều được ứng dụng trong truyền thông đa phương tiện hiện đại, nhưng bạn có biết hai lĩnh vực này khác nhau như thế nào không? Bài viết này của MAAC sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Định nghĩa
Kỹ xảo điện ảnh (VFX/Visual Effects) là hoạt động xử lý hình ảnh, hay cảnh quay ở giai đoạn hậu kỳ (hoặc trong các giai đoạn sản xuất), nhằm tạo ra các hình ảnh, hiệu ứng trông như ngoài đời thực thật đẹp mắt và mãn nhãn.
Trong khi đó, hoạt hình (Animation) là quá trình xử lý các hình ảnh từ “tĩnh” thành “động” hay còn được gọi là nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh, thường được thấy trong game hoặc quảng cáo.
Phương tiện truyền thông ứng dụng
VFX sử dụng các phần mềm chuyên dụng nhằm tạo ra những hiệu ứng hình ảnh hoành tráng, thường xuyên được ứng dụng trong các bộ phim điện ảnh, ngoài ra, các quảng cáo hay video ca nhạc cũng sẽ áp dụng kỹ thuật này.
Trong khi đó, Animation tập trung vào kỹ thuật dựng nhân vật cho phim hoạt hình, phim, hoặc game, do vậy, đối tượng ứng dụng chủ yếu cũng thuộc lĩnh vực phim ảnh, game và đôi khi là quảng cáo thương mại.
Kỹ năng và phần mềm chuyên dụng
Để thành thạo kỹ năng VFX, artist cần phải nắm rõ các quy tắc về vẽ, rotoscoping (kỹ năng đồ các đường nét dựa theo hình ảnh chuyển động gốc từ băng hình hay phim). Các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực này sẽ “gọi tên”: Adobe After Effects (Ae), Adobe Photoshop (Ps), Autodesk Maya (Maya), 3Ds Max, Blackmagic Fusion,…
Với các artist trong lĩnh vực Animation, họ tập trung vào các kỹ năng về vẽ máy tính, dựng nhân vật và môi trường 3D. Các phần mềm Adobe Photoshop (Ps), Autodesk Maya (Maya), 3Ds Max, Blender,… sẽ là các “bí kíp” được sử dụng và yêu cầu artist phải thông thạo để tạo ra sản phẩm chất lượng nhất.
Lưu ý
Trong vận hành thực tiễn, VFX Artist sẽ phụ trách thêm lớp bổ sung, lớp hiệu ứng vào các cảnh phim. Còn các Animation Artist phụ trách việc diễn hoạt, xây dựng hoạt ảnh nhằm tạo nền tảng cho một cảnh phim hoặc cả đoạn phim, bộ phim hoàn chỉnh.
VFX và Animation là những công đoạn/lĩnh vực khác nhau trong ngành công nghiệp giải trí. Dù vậy, một bộ phim nếu chỉ ứng dụng mỗi VFX hoặc Animation thôi thì có vẻ khá đơn điệu, kém hấp dẫn đúng không? Chính vì thế, hiện nay, đa phần các tác phẩm điện ảnh, video quảng cáo,… đều sử dụng cả VFX và Animation trong khâu sản xuất của mình nhằm đảm bảo những khung ảnh bắt mắt, kỹ xảo mãn nhãn nhất để khiến khán giả ấn tượng và trầm trồ.