UNREAL ENGINE LÀ GÌ?
Unreal Engine là một bộ công cụ lập trình trò chơi điện tử, cho phép thiết lập môi trường 3D theo thời gian thực. Hiểu nôm na, Unreal Engine là phần mềm cho phép người dùng tạo ra các mô hình 3D và tạo các hiệu ứng có thể tương tác được với chất lượng hình ảnh cao, chuyển động mượt mà.
Được ra đời vào năm 1998 bởi Timothy Dean Sweeney – một lập trình viên người Mỹ, đồng thời là người sáng lập và điều hành Epic Games, Unreal Engine có thể phát triển đa dạng trên nhiều nền tảng từ PC, Mobile đến các hệ máy console như PS4, Xbox One và Nintendo Switch. Vì tính linh hoạt của mình mà phần mềm này rất được người dùng ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích thiết kế khác nhau.
Đặc biệt, dòng game AAA hiện đại với các tựa game bom tấn như Death Stranding, Ghost of Tsushima, Call of Duty: Black Ops Cold War, Final Fantasy VII Remake,… được làm từ Unreal Engine đều được đầu tư với mức chi phí khủng từ hàng ngàn đến hàng trăm triệu USD.
Unreal Engine – Highlight Reel 2020 (Nguồn clip: Unreal Engine)
Trong hơn hai thập kỷ xuất hiện, Unreal Engine không ngừng nghỉ trên bất kỳ chặng đua nào để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các Artist thực hiện hóa ý tưởng của mình. Vì những tính năng hiệu quả và tối ưu, đến nay, Unreal Engine nói riêng và nhà phát hành Epic Games nói chung đã và đang đem về cho mình những giải thưởng danh giá như Best Game Engine (2004-2020), Best Technology Provider (2007, 2012, 2020) Best CGI (2017), Best Real-Time Graphics and Interactivity (2017),… tại các cuộc thi hàng đầu thế giới như SIGGRAPH, BAFTA (British Academy of Film and Television Arts), Develop: Star Award, Engineering Emmy Awards,… Những giải thưởng này đã phản ánh được tầm nhìn sáng tạo không chỉ trong lĩnh vực Games mà còn trong phim, chương trình truyền hình, hình ảnh kỹ thuật số,… Đó cũng là minh chứng cho sự nỗ lực mang đến trải nghiệm người dùng tân tiến và đa năng.
NHỮNG ƯU THẾ CỦA UNREAL ENGINE
Nhà sáng lập Unreal Engine, ông Timothy Dean Sweeney không ngừng cải tiến và phát triển thêm nhiều tính năng mới để giữ vững phong độ và chiếm lĩnh thị trường thế giới. Sự kết hợp giữa các công cụ và tính linh hoạt trong sáng tạo nghệ thuật đã đưa Unreal Engine ngày càng đến gần hơn với người dùng.
Đa dạng công cụ thực chiến
Unreal Engine sử dụng quy trình làm việc trên mô hình PBR (Physically Based Rendering) mô phỏng dựa trên giá trị thực tế ngoài đời, làm cho các hình ảnh chuẩn xác, ổn định dưới các điều kiện ánh sáng.
Để dễ hình dung hơn, bạn tưởng tượng mô hình PBR là một quả cầu tròn gồm ba thành phần: Albedo (sắc trắng – chỉ mang sắc màu, không bao gồm sự phản chiếu ánh sáng hay phản chiếu hình ảnh), Microsurface hay còn gọi là Specular (quyết định bề mặt của vật liệu sần sùi hay trơn bóng), Metallic (xác định vị trí đó có phải bề mặt vật liệu kim loại hay không) nhằm giúp người dùng nhìn thấy được quả cầu đó được làm từ vật liệu gì, khi ánh sáng chiếu vào sẽ như thế nào ở mức độ chi tiết nhất. Chính vì thế, độ chân thực của các hình ảnh đã làm cho người dùng ấn tượng và thích thú.
Một ví dụ trên giao diện Unreal Engine (Nguồn ảnh: Vũ Phạm)
Đây là một cảnh đồi núi có cánh đồng cỏ xanh mướt, có những hàng cây lớn và cả những bậc thang. Bạn nghĩ cảnh này được làm như thế nào?
Unreal Engine cho phép sử dụng các công cụ tạo địa hình đồi núi, ao hồ,… tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người. Không chỉ dừng lại ở đó, người dùng chỉ cần thêm các tài nguyên được tải từ Quixel Megascan về và sắp xếp lên địa hình. Từ trồng cỏ, gắn cây xanh hay xếp đá thành bậc thang đều dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, còn nhiều công cụ thú vị và hấp dẫn khác chờ bạn khám phá tại Short Course: Environment Design in Unreal Engine.
Linh hoạt sáng tạo nghệ thuật
Nếu thời gian đầu, mọi người biết đến Unreal Engine là phần mềm chỉ dùng để thiết kế Games và thiếu đi những tính năng của thiết lập môi trường 3D. Thì giờ đây, Unreal Engine tự tin đề tên các lĩnh vực khác nhau trên trang web chính thống của mình và ngay trên phần mềm Unreal Engine phiên bản mới nhất.
Khi vừa mở Unreal Engine, người dùng được lựa chọn các thể loại khác nhau theo mục đích
Chỉ cần bước đầu mở giao diện Unreal Engine, người dùng đã có thêm rất nhiều lựa chọn cho mục đích sử dụng: Thiết kế Games, Thiết kế nội thất (Architecture), Thiết kế TVC cho các sản phẩm xe cộ (Automotive & Transportation), Chương trình truyền hình và sự kiện trực tuyến (Broadcast & Live Events) cho đến cả Phim điện ảnh và phim truyền hình (Film & Television).
Phim hoạt hình Little Kaiju và Meerkat được làm hoàn toàn bằng Unreal Engine
The Gateway cũng là một trong những phim ngắn được xử lý bằng Unreal Engine
Hơn thế nữa, Unreal Engine còn là niềm vui của các 3D Artist, Designer hay Kiến trúc sư bởi họ đã có thể tối ưu hóa khả năng và sự sáng tạo cho công việc của mình. Những bản vẽ thiết kế nội thất đã trở nên sống động và dễ dàng thuyết phục khách hàng hơn khi được thiết kế bằng Unreal Engine.
Một đoạn clip ngắn về dự án thiết kế nội thất được làm từ Unreal Engine
Không biết code chuyên sâu vẫn có thể sử dụng, miễn phí cho tất cả người dùng
Nếu ngày xưa những trò chơi điện tử đơn thuần để giải trí, thỏa mãn cảm giác được chinh phục khi chiến thắng các màn chơi thì giờ đây, người dùng còn mong muốn chính mình sẽ tạo ra các trò chơi theo phong cách riêng mà không cần biết về lập trình. Từ nhu cầu thực tiễn đó, Unreal Engine đơn giản hóa giao diện và cách sử dụng để người dùng tự do sáng tạo mà vẫn đảm bảo được tính chuyên nghiệp. Nhưng đối với những ai muốn đi chuyên sâu và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực, Unreal Engine hỗ trợ hai ngôn ngữ lập trình chính là C++ và Python giúp người học tiếp tục nâng cao kỹ năng chuyên môn, tạo nên những tệp lệnh riêng của mình.
Đến năm 2015, Unreal Engine trở thành công cụ thiết kế hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trải nghiệm và sử dụng. Chỉ khi sản phẩm Games của bạn được giao dịch mua bán thì bạn mới cần phải trả cho Epic Games 5% trong mỗi 3000$ mà mình kiếm được từ doanh thu.
Với những lợi ích cùng các tính năng ngày càng được phát triển và hoàn thiện, theo dự báo của Newzoo, Unreal Engine sẽ cán mốc 200 tỷ USD vào năm 2023. Đây cũng là vũ khí sống còn và là át chủ bài của nhà Epic Games trong tương lai. Vì lẽ đó, Unreal Engine luôn được Epic Games ra sức bảo vệ, nghiên cứu để vẫn có thể chiếm lĩnh thị trường Games của thế giới trong thời gian dài về sau.
KHÁM PHÁ UNREAL ENGINE, TẠI SAO KHÔNG?
Nhận thấy sự quan tâm và trông đợi vào một khóa học chất lượng từ những người trẻ đam mê Game Design, Học viện MAAC quyết định tổ chức khóa học Thiết lập môi trường 3D bằng Unreal Engine để các bạn có cơ hội được trải nghiệm những giá trị tốt nhất của phần mềm, được học hỏi thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích khác về ngành Game Design tại Học viện.
Sau tám buổi học, các bạn học viên có thể nắm được những kiến thức căn bản của bước đầu làm quen với Unreal Engine và phát triển khả năng sáng tạo với phương pháp học tối ưu từ Giảng viên Nguyễn Minh Nhật (Associate Art Director nhóm Lighting/VFX tại SPARX* – A Virtuos Studio).
Sản phẩm của học viên sau khóa Thiết lập môi trường 3D bằng Unreal Engine mùa đầu tiên do MAAC tổ chức.
Trong 8 buổi, các bạn học viên được trải nghiệm lộ trình học sau đây:
BUỔI 1: KHÁM PHÁ UNREAL ENGINE
– Realtime Rendering là gì? Có thể áp dụng cho Animation và Film không?
– Giới thiệu sơ lược giao diện và tính năng của Unreal Engine 4 (UE4).
BUỔI 2: TRUY TÌM NGUYÊN LIỆU (ASSETS)
– Tìm ý tưởng phù hợp.
– Tìm tư liệu tham khảo.
– Dùng Quixel Bridge để tìm Assets có sẵn.
– Mang Asset vào UE4.
BUỔI 3: CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU (Phần 1)
– Landscape tools, tạo địa hình.
– Blocking scene.
BUỔI 4: CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU (Phần 2)
– Sun & sky, setup lighting và atmospheric cơ bản.
– Cable actor.
BUỔI 5: CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU (Phần 3)
– Trồng cỏ, giới thiệu foliage toolset.
– Setting LOD cho asset và foliage.
BUỔI 6: CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU (Phần 4)
– Decal, che lấp khuyết điểm, thêm chi tiết cho cảnh.
– Trồng cây.
– Giới thiệu material cơ bản.
BUỔI 7: TRÌNH LÀNG THÀNH PHẨM
– Hậu kỳ, camera, render và sequencer.
– Hoàn thành bài tập.
– Final touch, giúp cảnh sinh động hơn.
BUỔI 8: GALA TỔNG KẾT
– Phân tích và đánh giá các bài tập.
– Trao chứng chỉ tốt nghiệp.
Đặc biệt, trước khi bước vào buổi học chính thức, Talkshow Real-time Rendering: Tương lai của ngành Animation do hai khách mời: Anh Nguyễn Minh Sơn – Senior Technical Artist và anh Nguyễn Minh Nhật – Associate Art Director tại SPARX* dẫn dắt sẽ giúp các bạn hình dung rõ nét hơn bản chất của Real-time Rendering và có góc nhìn toàn vẹn hơn về quy trình làm việc với Unreal Engine.
Unreal Engine đã luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để hiện thực hóa sự sáng tạo. Bạn còn ngại gì chưa thử một lần trải nghiệm Unreal Engine để xác thực sự tuyệt vời của chúng?
>>> Tham khảo chi tiết khóa học Short Course: Environment Design in Unreal Engine