Hiểu được những lỗi sai phổ biến mà những người mới bước chân vào con đường 3D Animation thường mắc phải cũng là cách để bạn “học hỏi từ những sai lầm” và đi đúng lộ trình hơn trong hành trình sự nghiệp của bản thân. Và dưới đây là 10 sai lầm khá phổ biến mà những sinh viên và người làm trong lĩnh vực 3D Animation thường hay mắc phải.
Không đi theo đúng chương trình giảng dạy
Khi mới bước chân vào lĩnh vực 3D Animation, bạn nên làm theo những gì được hướng dẫn để hình thành kỹ năng vững chắc.
Một trong những sai lầm khá phổ biến thường xuyên gặp phải ở các sinh viên học ngành 3D Animation chính là thích sáng tạo và đi theo lối tắt để hoàn thành bài tập nhanh hơn. Tuy nhiên, không chỉ trong học tập, ngành công nghiệp 3D Animation cũng tuân theo một quy trình nhất định trong từng khâu sản xuất. Các chương trình giảng dạy thường được nghiên cứu, đúc kết bởi các chuyên gia đầu ngành. Vì vậy, tuân thủ đúng theo những gì được học sẽ giúp bạn từng bước chinh phục các kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên gia. Đến khi thực sự thành thục và nắm mọi kỹ năng trong tay, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo theo bất cứ cách nào bạn muốn.
Đánh giá thấp độ khó của lĩnh vực hoạt hình và không dành thời gian đủ nhiều
Liên tục học hỏi và rèn luyện trong một thời gian đủ dài, bạn mới có thể trở thành một 3D Animator chuyên nghiệp
Muốn trở thành một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào đó, bạn cần phải dành ra ít nhất 10.000 giờ luyện tập. Đối với một lĩnh vực đa dạng vị trí làm việc, đòi hỏi độ chi tiết, chính xác cực kỳ cao và thường xuyên thay đổi về mặt công nghệ như 3D Animation, các sinh viên càng phải nỗ lực, chăm chỉ học tập hơn nữa. Dành quá ít thời gian cho việc luyện tập sẽ dễ khiến bạn tụt lại phía sau trong ngành nghề này, kể cả khi bạn đã là một 3D Artist đi chăng nữa.
Ngại hỏi và nêu lên ý tưởng của bản thân
Sẵn sàng nhờ sự giúp đỡ và nêu lên ý kiến của bạn khi cảm thấy cần thiết.
Đối với lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo như 3D Animation, sự tự giác và năng nổ trong quá trình học tập, làm việc là rất quan trọng. Điều đó không có nghĩa là bạn phải là một người cực kỳ giỏi giao tiếp. Trong quá trình học hỏi, làm việc, hãy hỏi bất cứ điều gì bạn thắc mắc và xin lời khuyên từ những người dẫn đường để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho mình. Thường xuyên tương tác và nêu lên ý kiến không chỉ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn mà còn hỗ trợ tìm ra những ý tưởng mới mẻ, giải pháp đột phá đáng kinh ngạc nữa đấy.
Sợ nhận những ý kiến đánh giá không tốt về sản phẩm của bạn
Cởi mở với mọi ý kiến đánh giá sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn trong lĩnh vực 3D Animation.
Bạn dành rất nhiều thời gian và tâm huyết cho sản phẩm hoạt hình của mình nhưng khi đưa cho người khác, họ lại đánh giá không tốt. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng về bản thân mình nhưng đừng quá lo lắng. Hãy chọn lọc và ghi nhận những ý kiến đóng góp của những người xung quanh, đặc biệt là những người có chuyên môn giỏi hơn bạn. Điều đó sẽ giúp bạn dần hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của bản thân qua thời gian.
Lo lắng quá nhiều về điểm số và bằng cấp
3D Animation – lĩnh vự đòi hỏi nhiều hơn ở kỹ năng làm việc thay vì bằng cấp hay điểm số
Tình trạng này thường không gặp phải ở những người đã đi làm và đang cố gắng trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân. Nhưng đối với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực 3D Animation, điểm số và bằng cấp dường như là một “áp lực” rất lớn. Nhưng bạn hãy yên tâm một điều rằng, các studio sẽ không nhìn vào điểm số trên bảng điểm của bạn để tuyển dụng đâu, họ chỉ đánh giá chất lượng sản phẩm sáng tạo do bạn tạo nên mà thôi. Vì vậy, đừng quá lo lắng về điểm số, thay vào đó hãy tập trung nhiều hơn vào việc rèn luyện kiến thức, trau dồi kỹ năng chuyên môn của bản thân.
Phức tạp hóa mọi vấn đề
Mọi nhân vật hoạt hình dù phức tạp nhất đều có quy trình từng bước để tạo nên
“Hãy làm mọi thứ theo cách đơn giản nhất” là lời khuyên rất hữu ích mà bạn nên ghi nhớ khi bước chân vào lĩnh vực 3D Animation. Bạn nhìn thấy một vật mẫu (modeling) có cấu tạo quá phức tạp và cảm thấy bản thân không thể làm được. Thế nhưng, mọi thứ đều có quy trình riêng của nó. Hãy bắt đầu từ những bước đầu tiên, kiên nhẫn và tuân thủ đúng theo những quy trình được hướng dẫn trong quá trình học để hoàn thiện dần dần. Bất kể khi nào bạn cảm thấy quá khó khăn, hãy hỏi xin lời chỉ dẫn từ người thầy hoặc “mentor” của bạn.
Bỏ qua vấn đề quản lý thời lượng video
Hình ảnh không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến toàn bộ chất lượng của sản phẩm
Một trong những sai lầm khá nghiêm trọng đối với những người làm 3D Animation đó chính là quá tập trung vào chất lượng hình ảnh, nhân vật mà bỏ quên việc phân bổ thời gian hợp lý cho video do mình tạo ra. Khán giả không phải là chuyên gia về 3D Animation nên không phải ai cũng sẽ soi xét nhân vật của bạn tạo ra có tỷ lệ hợp lý chưa, biểu cảm có bị sai lệch chỗ nào hay không mà họ sẽ đánh giá dựa trên tổng thể. Một video hoạt hình quá dài hay quá ngắn so với nội dung chính muốn truyền tải sẽ dễ khiến khán giả của bạn không hài lòng hoặc thậm chí hiểu sai thông điệp. Là một người mới bắt đầu trong lĩnh vực 3D Animation, bạn càng phải ghi nhớ điều này.
Thiếu sự quan sát và nghiên cứu chuyển động vật lý
Nghiên cứu và quan sát các chuyển động vật lý của vật thể ngoài thực tế một cách thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình diễn hoạt được tự nhiên và chính xác hơn.
Những gì diễn ra trên phim ảnh đều được phát triển dựa trên thực tế. Sự thiếu quan sát những sự vật, tình huống chuyển động vật lý ở ngoài thực tế như cách di chuyển, biểu cảm, động thái của các nhân vật trong các trường hợp khác nhau sẽ dễ khiến những người làm 3D Animation tạo ra các sai lầm. Đặc biệt là đối với các nghệ sĩ diễn hoạt (Animator). Sở dĩ các nhân vật hoạt hình có những chuyển động mượt mà, tinh tế và hợp lý trong các bộ phim là kết quả của sự nghiên cứu, so sánh dựa trên trọng lượng, chiều cao, đặc điểm, hành vi chuyển động đặc trưng của nhân vật trên thực tế. Thiếu đi yếu tố này, quá trình tạo nên các nhân vật hoạt hình của bạn sẽ trở nên vô cùng “thiếu hồn”, không truyền tải đủ cảm xúc đến cho khán giả.
Nhồi nhét quá nhiều chi tiết, nhân vật vào một khung hình
Sự hài hòa giữa các chi tiết, nhân vật trong một khung hình là vô cùng quan trọng.
Một trong những thử thách mà các 3D Animator thường gặp phải đó là họ được giao một kịch bản có thời lượng quá ngắn nhưng đòi hỏi nhiều nội dung buộc phải “nhồi nhét” quá nhiều chi tiết, nhân vật trong một khung hình (frame) khiến cho toàn bộ khung cảnh bị rối loạn. Những người nghệ sĩ chuyên nghiệp sẽ không cố gắng làm điều đó để thỏa mãn yêu cầu của người “ra đề” mà sẽ thảo luận lại về phần nội dung để tìm kiếm hướng giải quyết phù hợp hơn. Nếu bạn mới bước chân vào lĩnh vực 3D Animation, hãy lưu ý điều này.
Bỏ qua các sai lầm nhỏ
Sai lầm nhỏ của một cá nhân có thể dẫn đến sai lầm của toàn bộ quá trình.
“Small things make big mistakes”. Đối với lĩnh vực đòi hỏi sự phức tạp và phối hợp của nhiều khâu như 3D Animation, việc bỏ qua những lỗ hổng nhỏ và cho rằng nó không quá quan trọng sẽ dễ khiến cho các khâu làm việc phía sau bị cuốn theo lỗi sai đó và không thể tiếp tục được, hoặc đến cuối cùng sẽ cho ra một sản phẩm dở tệ. Một trong những sai lầm nghiêm trọng của các nhà làm phim hoạt hình đó là thay vì giải quyết vấn đề ngay tại thời điểm xảy ra, họ lại bỏ qua để đưa ra một giải pháp thích hợp hơn để lấp chỗ sai đó và đến cuối cùng là cả đống vấn đề phát sinh. Là một người mới bắt đầu với 3D Animation, bạn càng phải chú ý mọi tiểu tiết trong mọi khâu, học cách giải quyết vấn đề ngay lập tức khi nó xảy ra.
KẾT
Bất kể ngành nghề hay lĩnh vực nào cũng vậy, việc học hỏi từ những sai lầm của người đi trước để tránh lặp lại sẽ giúp bạn tiến bộ và phát triển nhanh hơn trong hành trình nghề nghiệp của mình. Tùy vào mỗi trường hợp mà những lỗi sai khi học tập và làm nghề có thể khác nhau, điều quan trọng là bạn cần phải biết mình cần gì, đang ở đâu và mục tiêu phấn đấu của mình như thế nào để tìm được những giải pháp phù hợp nhất cho bản thân mình khi dấn thân vào lĩnh vực 3D Animation.
Chuẩn bị hành trang gia nhập thế giới Hoạt hình 3D sống động cùng MAAC VIETNAM Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam Đứng trước những phát triển tiềm tàng của ngành 3D Animation, điều bạn cần làm chính là nắm bắt cơ hội ngay lúc này để gia nhập cộng đồng mới và trẻ của nền điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng phù hợp để có thể đi con đường dài cùng ngành. Việc học hỏi ở một môi trường chuyên nghiệp với khóa học chuyên biệt dành cho các 3D Animator tương lai là điều cần thiết mà bạn nên xem xét nếu muốn phát triển bản thân một cách nghiêm túc ở lĩnh vực Hoạt hình 3D. Tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bạn không chỉ được học tập những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mà còn được tiếp cận sớm với thị trường màu mỡ này thông qua các buổi workshop, sự kiện do MAAC phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Học viện còn có sự kết nối với các Studio hàng đầu Việt Nam, đem đến nguồn cơ hội việc làm dồi dào cho các học viên. Khóa đào tạo Hoạt hình 3D tại Học viện MAAC mang đến cho bạn: – Lộ trình học tập bài bản, từng bước từ cơ bản đến chuyên sâu. – Bằng cấp quốc tế sau khi ra trường. – Xây dựng Portfolio chuyên nghiệp với những dự án chất lượng giúp nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các studio game hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế. Theo dõi fanpage MAAC Vietnam và website maac.edu.vn để trở thành người đầu tiên được nhận thông tin về các khóa học từ MAAC Vietnam bạn nhé! |