“Spring” kể về cô gái chăn cừu đầy bản lĩnh tìm lại nguồn sống cho khu rừng tăm tối. Đồng hành cùng cô là một chú chó nhỏ vô cùng nhanh nhẹn và thông minh. Trải qua những thử thách mà các linh hồn cổ xưa tạo ra, cô gái tìm được bí thuật giải mã ẩn số và được nhận một mảnh ghép phát ra âm thanh hóa phép lời nguyền để khu rừng có lại sức sống.
Cùng theo chân các nhà làm phim hoạt hình khám phá xem “Spring” được thực hiện như thế nào nhé!
Bước 1 – Xây dựng hình tượng nhân vật Alpha
Quá trình lên ý tưởng hình tượng nhân vật Alpha. (Nguồn ảnh: Cartoon Brew)
Nhà làm phim hoạt hình Julien Kaspar chia sẻ: “Trước tiên, chúng tôi phải thu thập rất nhiều tài liệu tham khảo để tìm nguồn cảm hứng. Sau đó, chúng tôi cùng đạo diễn Andy Goralczyk bàn bạc để tìm xem đâu là hình tượng phù hợp cho nhân vật. Vì có một vài hạn chế về kỹ thuật nên giai đoạn này cần lặp đi lặp lại nhiều lần, tuy nhiên nó cũng khá thú vị, chúng tôi đã nỗ lực hết mình để có thể thống nhất hình ảnh nhân vật thích hợp sẽ được sử dụng trong phim.”
Bước 2 – Tạo mô hình nhân vật
Sau khi ý tưởng được phê duyệt, Julien Kaspar ngay lập tức vẽ nhân vật Alpha bằng kỹ thuật UV Unwrapping. Đây là kỹ thuật chiếu các hình ảnh 2D lên bề mặt mô hình 3D giúp cho mô hình nhân vật được tạo ra có thể phân tách thành nhiều phần với kết cấu vững chắc. Khi đó, nếu có sự thay đổi và cần chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ trong mô hình nhân vật cũng đều được thực hiện đơn giản và dễ dàng hơn.
Bằng cách này, các nhà làm phim hoạt hình sẽ tiết kiệm thời gian để vẽ những chi tiết nhỏ nhất mà vẫn chính xác. Bên cạnh đó, không thể thiếu các thao tác texture painting (vẽ vật liệu) và baking (hợp nhất các kết cấu thành một). Theo Kaspar: “Ngay thời điểm này, nhân vật sẽ được kết hợp với quá trình Rigging (gắn khung xương) vì chúng tôi cần nhân vật cho một số cảnh quay khác. Dù điều này khiến quy trình phức tạp hơn một xíu, nhưng chúng tôi vẫn xử lý được”.
>>> Xem thêm: 5 điểm khác biệt thú vị của Blender và Maya
Bước 3 – Tạo vật liệu
Nguồn ảnh: Cartoon Brew
Kaspar vận dụng nhiều công cụ có sẵn trong Blender Cloud Texture Library để vẽ từng chi tiết trên mô hình và tô bóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, Kaspar chọn lọc công cụ để cân bằng tuyệt đối giữa các chi tiết của mô hình nhân vật và hiệu Render (kết xuất sản phẩm) được tốt nhất có thể.
Bước 4 – Thực hiện các đoạn video tham chiếu
Nguồn ảnh: Cartoon Brew
Trong phim hoạt hình, linh hồn Alpha đã đưa cho nhân vật chính Spring một mảnh ghép sau khi giải được mật mã, nhưng nó nhanh chóng bay đi để lại cho Spring sự căng thẳng khó tả. Để lột tả cảnh quay đó một cách chân thực, nhóm biên đạo đã sản xuất video tham chiếu. Theo nhà làm phim hoạt hình Nacho Conesa: “Mục đích chính của việc này là để tìm ra những biểu cảm thể hiện sự căng thẳng của Spring. Sau khi thảo luận với Đạo diễn diễn hoạt Hjalti Hjalmarsson, chúng tôi nhận ra rằng mình làm chưa đủ tốt nên quyết định thực hiện lại toàn bộ các video tham chiếu theo một góc nhìn hoàn toàn mới.”
Bước 5 – Gắn khung xương
Nguồn ảnh: Cartoon Brew
Quy trình này khá phức tạp, đòi hỏi nhóm sản xuất phải sử dụng đồng thời nhiều công cụ của Blender. Conesa cho biết: “Đầu tiên, chúng tôi sử dụng các bộ Selection nhằm chọn lọc và tạo ra từng cử chỉ, biểu cảm cụ thể của nhân vật với mức độ chi tiết nhất định. Sau đó, chúng tôi đã tạo ra hẳn một thư viện bao gồm các cử chỉ như trên để dùng cho tất cả các nhân vật, trừ nhân vật Alpha”. Những cử chỉ này thường được tạo thành từ một số tư thế đã có sẵn trước đó, áp dụng cho các bộ phận của nhân vật. Thông thường là cử chỉ của khuôn mặt và bàn tay giúp tăng tốc đáng kể quá trình dựng phim.
Khám phá khóa học Hoạt hình 3D (3D Animation) của Học viện MAAC: tại đây
Bước 6 – Hoàn thiện sản phẩm
Khi bắt tay vào quy trình sản xuất video tham chiếu mới, Conesa đã nhận định: “Tôi chắc chắn rằng từng chuyển động của cô gái Spring và Autumn (tên chú chó đồng hành cùng cô gái) đều phối hợp nhịp nhàng với nhau, điều này giúp cho cảnh quay trở nên hợp lý và bắt mắt. Chúng tôi dành toàn bộ hai tuần đầu tiên để tạo ra phiên bản thô của phim, tuần thứ 3 được dành riêng để tô màu và đổ bóng. Song song với quy trình này, chúng tôi bắt đầu thực hiện thêm một phiên bản mới nữa.”
Blender là một phần mềm đồ họa máy tính 3D miễn phí và có mã nguồn mở (nghĩa là phần mềm này được cấp giấy phép chứng nhận và cho phép tất cả mọi người nghiên cứu, sử dụng), được phát triển bởi công ty Blender Foundation. Nguồn gốc của cái tên Blender cũng khá thú vị khi chúng được lấy cảm hứng từ bài hát Blender của ban nhạc Yello (Thụy Sỹ). Sau khi nghe ca khúc ấy hay đọc một vài bình luận dưới bài hát về phần mềm miễn phí khá tiện ích này, nhiều người đã tìm đến phần mềm Blender như một khám phá mới khá thú vị.
>>> Xem thêm: Muốn theo đuổi Animation nên học 2D hay 3D
Nguồn: Cartoonbrew