Làm thế nào để biến những lời phê bình mang tính hủy diệt trở nên có giá trị đối với lộ trình sự nghiệp của một nhà làm phim hoạt hình? Cùng MAAC tìm hiểu về các loại phản hồi thường gặp và cách xử lý những chỉ trích tiêu cực với tư cách là một Animator bạn nhé!
Nguồn ảnh: LiveAbout
Trong thế giới hoạt hình đầy năng động, phản hồi (feedback) là nhân tố then chốt trong quá trình sáng tạo của mỗi một artist. Tương tự với các nhà làm phim hoạt hình, chúng ta thường gặp phải hai loại phản hồi với sức ảnh hưởng mang lại là hoàn toàn khác nhau, gồm: phản hồi mang tính xây dựng và phản hồi mang tính phá hoại. Trong khi những lời nhận xét mang tính xây dựng được đưa ra nhằm củng cố và nâng cao chất lượng công việc của chúng ta, thì những chỉ trích mang tính phá hoại vừa không đem lại bất kỳ giá trị nào vừa khiến chúng ta mất tinh thần và động lực một cách vô ích.
Tuy nhiên, có những lời chỉ trích mang tính hủy diệt, mặc dù rất khó để người nghe tiếp nhận, nhưng nếu xảy ra với đúng người và vào đúng thời điểm thì lại có thể trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, hỗ trợ cho sự thành công của một cá nhân và con đường sự nghiệp của họ. Bài viết này sẽ đi sâu vào hai hình thức phản hồi nêu trên và giúp bạn xử lý những lời phê bình tiêu cực để từ đó biến chúng thành động lực thúc đẩy bản thân tiến lên với tư cách là một nhà làm phim hoạt hình.
Đâu là lời phê bình mang tính xây dựng và phá hoại?
Phê bình mang tính xây dựng
Đây là loại nhận xét, phản hồi mà mọi nhà làm phim hoạt hình đều tìm kiếm. Những lời phê bình mang tính xây dựng đều được tạo với mục đích cụ thể, giúp người nghe hiểu được cái tốt và chưa tốt trong dự án hoặc nhiệm vụ mà mình thực hiện, để từ đó cải thiện hiệu suất công việc ngày một tốt hơn.
Nó không chỉ xoay quanh việc chỉ ra những điểm sai sót mà còn cung cấp cho người nghe các giải pháp và lời khích lệ phù hợp cho sự phát triển của họ.
Nguồn ảnh: Niagara Institute
Ví dụ: Thay vì chê bai và yêu cầu Animator chỉnh sửa một cách mơ hồ, khách hàng có thể đề xuất điều chỉnh nhịp độ của hoạt ảnh để truyền tải câu chuyện một cách tốt hơn, đồng thời cung cấp những lý do rõ ràng vì sao họ muốn như thế và các phương pháp khả thi cho vấn đề của họ.
Phê bình mang tính phá hoại
Những lời chỉ trích mang tính tiêu cực, phá hoại nói chung thường thiếu tính cụ thể và tập trung nhiều hơn vào mặt tiêu cực mà không đưa ra bất kỳ giải pháp nào để khắc phục vấn đề. Nó có thể mang lại cảm giác công kích, khó chịu và gây mất tinh thần cho người thực thi. Ví dụ: Một khách hàng tuyên bố thẳng thừng rằng hoạt ảnh của bạn không hấp dẫn nhưng lại chẳng đưa ra bất kỳ lý do hay phương pháp nào để cải thiện điều này.
Nguồn ảnh: CultureMonkey
Giả dụ, trong cùng một tình huống giả định thì: Phản hồi mang tính xây dựng: “Chuyển động của nhân vật có vẻ hơi cứng nhắc trong phân cảnh này. Chúng ta có thể thử làm cho chúng chạy mượt hơn để nâng cao khả năng tác động về mặt cảm xúc không?”
Phản hồi mang tính phá hoại: “Hoạt ảnh này không nắm bắt được bất kỳ cảm xúc nào hết. Nó chẳng ra làm sao cả.”
Trong cùng một tình huống, phản hồi mang tính xây dựng sẽ hữu ích và hướng dẫn người làm phim hoạt hình biết cách cải thiện lỗi một cách cụ thể. Trong khi đó, những chỉ trích mang tính tiêu cực lại rất mơ hồ và không đưa ra bất kỳ lời khuyên hữu ích nào, khiến cho người thực hiện không biết phải tiếp tục chỉnh sửa hoạt ảnh của mình ra làm sao.
Tác động của những lời chỉ trích mang tính hủy diệt đối với nhà làm phim hoạt hình
Những lời phê bình tiêu cực, khi được đưa ra một cách gay gắt, có thể tác động mạnh mẽ đến các nhà làm phim hoạt hình. Đó không chỉ là cảm giác bị tổn thương mà những phản hồi như vậy còn có thể làm lung lay niềm tin của họ về chuyên môn và khả năng sáng tạo của mình. Dưới đây là những kiểu phản ứng và cảm xúc điển hình mà các nhà làm phim hoạt hình có thể trải qua khi đối mặt với những lời chỉ trích tiêu cực:
Tổn thất về cảm xúc
Việc nhận được những phản hồi gay gắt, thiếu tính xây dựng có thể khiến các Animator kiệt quệ về mặt cảm xúc. Nó sẽ từng bước dẫn đến sự hoài nghi bản thân, thất vọng hoặc thậm chí đặt ra vô số thắc mắc về lựa chọn nghề nghiệp của mình. Điều này đặc biệt đúng đối với các nhà làm phim hoạt hình tự do, những người thường làm việc độc lập và thiếu hệ thống hỗ trợ để giúp họ đối phó với các phản hồi.
Nguồn ảnh: 24 Fingers
Những lời chỉ trích mang tính hủy diệt đôi khi có thể khiến các Animator do dự trong việc chấp nhận rủi ro sáng tạo hoặc thử các kỹ thuật mới. Vấn đề lưỡng lự này dần dà sẽ cản trở sự tiến bộ và đổi mới của họ, trong khi đó lại là những yếu tố quan trọng giúp họ sinh tồn giữa thị trường hoạt hình không ngừng phát triển như hiện nay.
Sự rụt rè trong quyết định
Những lời chỉ trích mang tính hủy diệt đôi khi có thể khiến các Animator do dự trong việc chấp nhận rủi ro sáng tạo hoặc thử các kỹ thuật mới. Vấn đề lưỡng lự này dần dà sẽ cản trở sự tiến bộ và đổi mới của họ, trong khi đó lại là những yếu tố quan trọng giúp họ sinh tồn giữa thị trường hoạt hình không ngừng phát triển như hiện nay.
Mất động lực
Khả năng làm suy giảm động lực của những lời chỉ trích tiêu cực có thể ảnh hưởng đến năng suất và mong muốn hoàn thành dự án hiện tại hoặc đảm nhận những dự án mới của các Animator. Điều này sẽ càng khó khăn hơn khi họ phải xử lý các dự án của khách hàng dưới lịch trình vô cùng dày đặc.
Nguồn ảnh: Intelligent Health
7 chiến lược giúp xử lý những chỉ trích tiêu cực với tư cách là nhà làm phim hoạt hình
Việc vượt qua làn sóng chỉ trích gay gắt đòi hỏi sự kết hợp giữa trí thông minh cảm xúc và sự nhạy bén trên phương diện nghề nghiệp. Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp các Animator xử lý phê bình tiêu cực và biến chúng trở thành những phản hồi mang tính xây dựng hơn:
1. Tách biệt cảm xúc khi nhận phản hồi
Việc cảm thấy bị công kích hoặc khó chịu khi phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt là vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên, hãy cố gắng tách cảm xúc cá nhân ra khỏi những lúc nhận phản hồi chuyên môn, và hiểu rằng lời phê bình là dành cho tác phẩm chứ không phải cho cá nhân bạn.
2. Làm rõ phản hồi
Nếu lời chỉ trích khiến bạn mơ hồ trong việc cải thiện tác phẩm thì đừng ngần ngại hỏi cụ thể điều người phê bình muốn là gì. Việc hiểu chính xác những khía cạnh nào trong công việc của bạn đang bị phàn nàn có thể mang lại cho bạn những bài học có giá trị để hoàn thiện năng lực về sau.
Nguồn ảnh: Arrington Coaching
3. Bình tĩnh suy ngẫm
Hãy lùi lại một bước và cho phép bản thân có thời gian xử lý các phản hồi một cách bình tĩnh. Việc thể hiện bản thân trong lúc nóng nảy có thể dẫn đến những trao đổi và quyết định không hiệu quả cho dự án chung.
4. Tìm ra cốt lõi trong lời chỉ trích
Ngay cả trong những phản hồi tiêu cực nhất vẫn sẽ có một phần sự thật nào đó đem lại giá trị hữu ích cho bạn. Hãy ngẫm lại, xác định xem có điểm nào hợp lý trong lời phàn nàn của họ không, sau đó cân nhắc sửa chữa chúng nhằm nâng cao chất lượng công việc của mình.
5. Đáp trả một cách chuyên nghiệp
Hãy phản hồi những lời chỉ trích một cách chuyên nghiệp, cũng như thể hiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe và cải thiện chất lượng của bạn. Cách tiếp cận này thường có thể biến sự tương tác tiêu cực thành một cuộc đối thoại mang tính xây dựng hơn.
6. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Nếu không thể tự mình giải quyết vấn đề, bạn hãy thảo luận với đồng nghiệp hoặc cố vấn của mình để tìm kiếm sự hỗ trợ. Họ có thể giúp bạn đưa ra những quan điểm khách quan và lời khuyên có giá trị để đối phó với phần lớn rắc rối được nêu ra.
Nguồn ảnh: Power of Positivity
7. Thực hiện các thay đổi
Sau khi phân tích và cảm thấy lời phê bình có giá trị thì bạn hãy sử dụng nó như một cơ hội để học hỏi và trưởng thành hơn. Bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong quy trình thực hiện hoặc kỹ thuật của bạn để từ đó giải quyết các vấn đề mà họ đã chỉ ra.
Trên đây là một số phương thức nhận diện các lời phê bình và giải pháp xử lý dành cho các Animator. MAAC sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn những “bí kíp” nhằm chuyển hoá các năng lượng tiêu cực này thành “vũ khí” đắc lực, hãy đón xem phần sau của bài nhé!
Nguồn: Business Animation