Digital VFX in Vpop MV – Khi âm nhạc không chỉ “đã tai” mà còn “đã mắt”

Sự bùng nổ của kỹ xảo điện ảnh (VFX) đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt xu hướng sản xuất trong lĩnh vực truyền thông & giải trí. Ngày càng nhiều Music Video Việt Nam được đầu tư hoành tráng với chất lượng hình ảnh không thua kém các MV quốc tế, điển hình là MV Sao anh chưa về nhà, Yêu thì yêu không yêu thì yêu, album dreAMEE… Để hiểu hơn về quá trình sản xuất, ứng dụng VFX xây dựng hình ảnh trong những Music Video (MV) đình đám này, cùng MAAC lắng nghe chia sẻ của các vị khách mời đến từ blankNegatives và Soulie qua talkshow “Digital VFX in V-Pop MV” diễn ra vào ngày 06/11/2021 vừa qua.

NHỮNG YẾU TỐ SẢN XUẤT & XU HƯỚNG MV HIỆN NAY

Việc nắm bắt xu hướng sản xuất MV được xem là yêu cầu quan trọng giúp nhà sản xuất cũng như các nhân sự thuộc bộ phận hậu kỳ có thể định hướng và phát triển MV phù hợp với thị hiếu khán giả, tăng sức ảnh hưởng của sản phẩm và nghệ sĩ đối với công chúng. Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và từng hợp tác cùng nhiều đội ngũ quốc tế, chị Huyền Huỳnh – Executive Producer tại Soulie Production chia sẻ những góc nhìn thực tế về thị trường MV Việt Nam và đưa ra quan điểm về các yếu tố cũng như xu hướng MV hiện nay.

Yếu tố 1: Bắt kịp xu hướng khán giả trẻ

Theo đó, điều đầu tiên mà một Music Video luôn phải đáp ứng, đó là bắt kịp xu hướng của giới trẻ. MV thường hội tụ nhiều yếu tố khác nhau để hấp dẫn khán giả, tuy nhiên đầu tư về mặt HÌNH ẢNH được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất mang đến thành công cho bất kỳ MV nào. 

Khi bắt đầu, chúng ta cần tìm hiểu về TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ trực tiếp tham gia vào dự án, đó có thể là các khía cạnh liên quan đến quan điểm sống, quan điểm nghệ thuật, cá tính sáng tạo. Nhờ đó, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong quá trình xây dựng và phát triển dự án phù hợp với tính cách và tiêu chí của mỗi người nghệ sĩ.

Bên cạnh đó, những cá tính, quan điểm của người nghệ sĩ cần phải phản ánh được GÓC NHÌN, SUY NGHĨ CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁN GIẢ TRẺ ngày nay. Bởi lẽ, thông qua MV, khán giả yêu thích câu chuyện được kể và có thể đồng cảm, nhìn thấy chính bản thân trong đấy. 

Ngoài ra, NỘI DUNG MV luôn là yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của đối tượng khán giả trẻ. Chị Huyền Huỳnh chia sẻ: “Chị thường ưu tiên sản xuất MV với nội dung vừa đủ hấp dẫn, không kể câu chuyện dài, nhưng hình ảnh phải đẹp mắt, lồng ghép yếu tố kỹ xảo điện ảnh (VFX) để truyền tải thông điệp MV thông qua những khung hình. Các bạn trẻ hiện nay rất thích vẻ đẹp siêu thực, vì thế các MV ra đời luôn cần VFX để tạo ra khung cảnh thu hút người xem mà không thể quay ở thực tế.” 

Chị Huyền Huỳnh – Executive Producer tại Soulie Production

Yếu tố 2: Tiếp cận nhãn hàng 

Trong quá trình sản xuất MV, bên cạnh việc bắt kịp xu hướng giới trẻ thì MV ngày nay cũng dần tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ tiếp cận các thương hiệu lớn. Đối với nhãn hàng, họ thường ưu tiên sản xuất MV lồng ghép việc giới thiệu sản phẩm, đây chính là hình thức Music Video Marketing – một trong những xu hướng Marketing nổi bật hơn một năm qua tại Việt Nam.

Music Video Marketing tận dụng sức ảnh hưởng của âm nhạc và nghệ sĩ nhằm truyền tải thông điệp sản phẩm đến đối tượng khán giả mà nhãn hàng hướng đến. Hiện nay, đối tượng khách hàng của các thương hiệu ngày càng trẻ hóa, do đó nhãn hàng cũng có xu hướng lựa chọn nghệ sĩ sở hữu tệp khán giả phù hợp với mục tiêu thương hiệu. Tuy nhiên, khán giả ngày nay rất thông minh và có chọn lọc. Vì vậy, MV cần lồng ghép các yếu tố quảng cáo một cách tinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu của nhãn hàng, vừa đầu tư về yếu tố nghệ thuật.

MV được  “cắt ra” làm TVC quảng cáo của Amee.

Yếu tố 3: Ứng dụng VFX và 3D

Dự án “Yêu thì yêu không yêu thì yêu” của nữ ca sĩ Amee là minh chứng điển hình cho sự phát triển của xu hướng Music Video Marketing hiện nay. Ban đầu, ý tưởng sản xuất MV chỉ dừng lại ở việc xây dựng câu chuyện tình yêu của cô gái trẻ. Tuy nhiên, trải qua nhiều giai đoạn thảo luận, đội ngũ sản xuất quyết định tập trung vào phương diện hình ảnh, sử dụng yếu tố 3D, Kỹ xảo (VFX) nhằm tăng sức hấp dẫn và thu hút khán giả. 

Đồng thời, đây cũng là ý tưởng nhận về sự yêu thích và đồng thuận cao từ phía nhãn hàng, vì thế họ quyết định lựa chọn MV để quảng bá cho sản phẩm của công ty. Nhờ đó, dự án “Yêu thì yêu không yêu thì yêu” đã trở thành MV “cắt ra” làm TVC quảng cáo đầu tiên tại Việt Nam. 

Minh chứng này đã góp phần củng cố thêm tầm quan trọng của 3D và Kỹ xảo điện ảnh (VFX) trong sản xuất MV hiện nay. Chị Huyền Huỳnh khẳng định: “Music Video Marketing ngày càng trở nên chỉn chu và tỉ mỉ. Đôi lúc những cảnh phim liên quan trực tiếp đến sản phẩm của nhãn hàng chúng ta không thể quay từ thực tế. Do đó, hầu hết sẽ cần đến VFX và 3D. Đối với Soulie Production, chị nhận thấy 3D hay VFX ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các dự án sản xuất MV.”

XU HƯỚNG VFX VÀ 3D ANIMATION TRONG SẢN XUẤT MV

Anh Dy Lê – Founder của blankNegatives, người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực VFX & 3D Animation đã không ngần ngại chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm của mình để các bạn tham dự hiểu rõ hơn về kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn. Thông qua đó, các bạn sẽ hiểu được cách ứng dụng VFX và 3D Animation vào sản xuất MV như thế nào thì khéo léo và hiệu quả.

Anh Dy Lê – Founder & Artist tại blankNegatives

Anh Dy Lê cho biết: “Khi nhu cầu khán giả ngày nâng cao, chất lượng hình ảnh trong các MV phải đầu được đầu tư nhiều hơn về mọi mặt. Đối với VFX & 3D Animation, mọi người thường cho rằng đây là yếu tố liên quan phần nhiều đến cái đẹp và ít truyền tải nội dung thông điệp sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế VFX và 3D đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải tinh thần nội dung và sự sáng tạo của toàn bộ đội ngũ sản xuất MV.”

Ngoài ra, với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ 3D và VFX, ba yếu tố: Core Quality (Chất lượng cốt lõi), Creativity (Sáng tạo) và Storytelling (Câu chuyện) càng được thúc đẩy hơn nữa. Hiện nay, việc sản xuất MV có rất nhiều phong cách, cơ bản chia làm 3 phong cách chủ yếu: đơn giản hóa, sử dụng nhiều biểu tượng (Symbolic); siêu thực hóa (Hyper Realistic) và hiện thực hóa (Realistic). 

Đơn giản hóa (Symbolic)

Đây là kiểu kết hợp công nghệ VFX – 3D với những hình ảnh, chi tiết biểu tượng trong thiết kế đồ họa (Graphic Design). Phong cách này sử dụng nhiều hình ảnh tiêu biểu, đơn giản và gắn liền với đời sống văn hóa để đưa vào MV.

Điển hình cho phong cách đơn giản hóa trong sản xuất MV

MV “Yêu thì yêu không yêu thì yêu” sử dụng từ hình ảnh các nhân vật trong game, truyện tranh như Naruto, One Piece, Mario, Công chúa, Hoàng tử,… là tuổi thơ của bao thế hệ xuất hiện chung một khung hình cho đến những trò chơi từng làm sóng giới trẻ 8x-9x và 10x: Fruit Ninja (Chém trái cây), Audition, Pokemon,… gợi nhắc những kỷ niệm khó quên với mỗi người, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc. Kết hợp cùng những tone màu tươi mới, trẻ trung, hiện đại và khéo léo lồng ghép sản phẩm công nghệ vào trận giả chiến của game bắn súng, bài toán quảng cáo thương hiệu được giải quyết tối ưu.  

Siêu thực hóa (Hyper Realistic)

Đối với phong cách Siêu thực hóa (Hyper Realistic), đây là kiểu ứng dụng VFX – 3D nhằm tạo ra các concept nghệ thuật hoàn toàn không xuất hiện trong thực tế với những góc quay Camera Animation vô cùng phức tạp. 

Điển hình cho phong cách VFX siêu thực hóa (Hyper Realistic) trong sản xuất MV

MV “Sao anh chưa về nhà” mang đậm phong cách huyền ảo, kết nối nhiều câu truyện cổ tích của Nàng công chúa lọ lem, Aladin và cây đèn thần, Bạch Tuyết và bảy chú lùn,… tạo sự tò mò cho khán giả với màn kết hợp mới lạ này. Bên cạnh đó, chiếc đèn thần hay thảm bay, tòa lâu đài, gương thần,… những thứ không có thật được biến hóa sống động, thú vị. 

Hiện thực hóa (Realistic)

Đây là phong cách ứng dụng VFX – 3D trong sản xuất MV mà nhiều người đang theo đuổi. Điểm đặc biệt của phong cách này nằm ở việc tạo ra các hình ảnh sống động, tinh tế tương tự đời thật, khán giả rất khó nhận ra những phân cảnh ứng dụng VFX.

Về cơ bản, công nghệ nói chung và VFX – 3D Animation nói riêng có sự tác động ngày càng lớn vào quá trình sản xuất MV, điển hình là công nghệ Motion Capture, Motion Control, 3D Scanning,… Tuy nhiên, dẫu cho công nghệ vô cùng phát triển thì yếu tố sáng tạo của con người vẫn giữ vai trò quyết định. 

Ví dụ về ứng dụng công nghệ Motion Control

TVC quảng cáo “Gia tộc Dookki”  là điển hình cho việc áp dụng Motion Control (Điều khiển chuyển động) tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể, phân cảnh 7-8 Trấn Thành bước ra ở phần đầu TVC được ứng dụng công nghệ Motion Control nhằm tạo ra những cảnh quay với góc camera giống hệt nhau.

TRIẾT LÝ LÀM NGHỀ VÀ CÁCH VẬN HÀNH ĐỘI NHÓM TẠI blankNEGATIVES

Đằng sau thành công của những MV triệu view với hình ảnh kỹ xảo lung linh, hấp dẫn là sự lao động miệt mài của đội ngũ nhân sự trẻ, tràn đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Tuy nhiên, để tạo dựng và vận hành đội nhóm hiệu quả nhất, phát huy tối đa tinh thần và cá tính sáng tạo của mỗi thành viên, anh Dy Lê đã vạch ra những triết lý làm nghề, được xem như “kim chỉ nam” trong quá trình vận hành blankNegatives.

Từ lúc thành lập cho đến hiện nay, đội ngũ blankNegatives luôn chú trọng đến việc cân bằng giữa yếu tố quản lý và kỹ thuật trong quá trình xây dựng và phát triển các dự án. Về phương diện thương mại, bên cạnh mong muốn cải thiện chất lượng MV tại Việt Nam, blankNegatives còn hướng đến tập trung xây dựng nền tảng nhiều vấn đề khác như: tối ưu chi phí, quản lý đội nhóm, xây dựng cách thức quản lý, hoạt động,… nhằm cân bằng nhu cầu khách hàng và vấn đề kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Đối với Artist – người tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra các sản phẩm, blankNegatives cho rằng sự giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm là yếu tố quan trọng nhất. Bởi lẽ, khi giao tiếp và tương tác tốt với nhau, quá trình làm việc sẽ trở nên thuận lợi hơn, hiểu rõ về nhau hơn và tránh những sự thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót không đáng có trong quá trình làm việc.

Về vấn đề này, chị Enjoyce Le – Co-Founder & Project Manager tại blankNegatives nhấn mạnh: “Để sáng tạo ra một sản phẩm chất lượng thì cần sự chặt chẽ về quy trình, muốn có sự chặt chẽ ở quy trình thì cần đến một kế hoạch tốt. Và đương nhiên, kế hoạch tốt phải được tạo ra từ sự tương tác và giao tiếp giữa mọi người trong nhóm. Từ ý tưởng ban đầu để cho ra thành phẩm cuối cùng, đây là quá trình rất dài, đòi hỏi sự giao tiếp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Điều này là cơ sở giúp mọi thứ tuân theo định hướng và mong muốn của những người trực tiếp tham gia vào dự án đấy.”

Chị Enjoyce Le – Co-Founder & Project Manager tại blankNegatives

Nhìn chung, yêu cầu và cách thức xây dựng đội nhóm tại blankNegatives là bài học kinh nghiệm đắt giá với các Artist trẻ đang chập chững trong lĩnh vực VFX – 3D Animation. Bên cạnh nền tảng vững chắc về kỹ thuật, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, tương tác tích cực với đội nhóm cũng giúp ích rất nhiều cho con đường sự nghiệp của các bạn.

Q&A CÙNG KHÁCH MỜI 

Câu hỏi: Trong tương lai, kỹ xảo điện ảnh (VFX) có thể bị thay thế bằng AI (trí thông minh nhân tạo) hay không?

Anh Dy Lê – Founder & Artist tại blankNegatives

Đối với anh, thay vì suy nghĩ rằng AI sẽ thay thế con người thì chúng ta hãy xem AI như những người cộng sự, người đồng hành mới cùng các VFX Artist. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp chúng ta tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn. Hiện tại trong VFX và 3D Animation, AI được ứng dụng khá nhiều, tuy nhiên chúng có thể thay thế được con người hay không còn phụ thuộc vào bản thân các bạn. Lợi thế của AI nằm ở tính tối ưu, nhanh nhẹn và khả năng làm việc không biết mệt mỏi. Do đó, nếu không muốn bị đào thải, chúng ta cần học tập liên tục, phải nhận thức sự thay đổi xung quanh và không ngừng tiến lên.

Câu hỏi: Chia sẻ về kinh nghiệm kết hợp giữa công nghệ Motion Control với một người DOP (Giám đốc hình ảnh)?

Anh Dy Lê – Founder & Artist tại blankNegatives

Điều quan trọng là bạn cần phải xác định mục đích và lý do vì sao cần dùng đến Motion Control, bởi lẽ suy cho cùng đây cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ. Sai lầm mà chúng ta hay mắc phải là tập trung quá nhiều, hay thậm chí “sa đà” vào công nghệ với các chức năng hoành tráng mà quên đi mục đích ban đầu. Do đó, khi sử dụng bất kỳ công nghệ nào, ưu tiên số một là phải tính toán được sự phù hợp, hiểu được ý định rõ ràng đằng sau mỗi cách thức sử dụng. Sau khi nắm bắt được những yếu tố này, chúng ta sẽ chủ động và tự tạo ra cách thức kết hợp tối ưu nhất giữa công nghệ và con người. 

Câu hỏi: Làm Producer có cần phải biết kỹ năng của các Artist hay không? Hiện nay, Việt Nam có trường nào chuyên đào tạo về Producer?

Chị Huyền Huỳnh – Executive Producer tại Soulie Production

Đối với chị, khi đảm nhận bất kỳ công việc nào chúng ta cũng cần tìm hiểu và học hỏi về nó. Với một người Producer làm việc trực tiếp với các Production House, chúng ta cần học những kiến thức cơ bản nhất để có thể hiểu rõ hơn về công việc của chính mình và công việc cũng như kỹ năng của những người hợp tác với chúng ta. Bên cạnh đó, chúng ta không cần nhất thiết can thiệp quá sâu vào chuyên môn của các Artist, tuy nhiên Producer cần biết kiến thức cơ bản để hỗ trợ, quản lý, thúc đẩy tiến trình công việc cùng các Artist. 

Về vấn đề đào tạo, theo chị nhận thấy ở Việt Nam hiện nay chưa có bất kỳ cơ sở nào đào tạo chuyên sâu về Producer. Để bước chân vào con đường Producer, các bạn có thể tự học, ứng tuyển thực tập ở vị trí trợ lý sản xuất trong các Production House nhằm học hỏi kinh nghiệm và trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.

Câu hỏi: Trong quá trình làm việc thường sẽ có nhiều vấn đề phát sinh ở khâu hậu kỳ, vậy làm sao để cân bằng giữa yêu cầu khách hàng với vấn đề kỹ thuật? 

Chị Enjoyce Le – Co Founder & Project Manager tại balnkNegatives 

Với kinh nghiệm của chị, chị nghĩ chúng ta cần có sự thông cảm hơn cho khách hàng của các VFX Artist. Lúc nhận dự án, các vấn đề kỹ thuật của VFX là điều mà các nhãn hàng rất khó có thể hiểu tường tận. Do đó, chị luôn mang tâm lý muốn thấu hiểu để chia sẻ với khách hàng, chị không phán xét về vấn đề này. Thậm chí, chị đặt mình vào vị trí tư vấn nhiều hơn, có nhiệm vụ làm rõ yêu cầu dự án cho khách hàng hiểu. Đối với chị, quan trọng nhất là niềm tin giữa bên cung cấp và bên nhận dịch vụ, nếu khách hàng đồng cảm và tin tưởng mình hơn thì họ cũng sẵn sàng chấp nhận những đề xuất và phương án mới mà chúng ta đề ra.

Câu hỏi: MV hiện nay theo xu hướng không có cốt truyện cụ thể, vậy thì ý tưởng kịch bản của MV thường sẽ tập trung vào đâu? 

Chị Huyền Huỳnh – Executive Producer tại Soulie Production

Thông thường, mỗi MV đều đã có cốt truyện, điểm khác nhau chủ yếu nằm ở dung lượng dài hay ngắn của cốt truyện. Mỗi hình ảnh trong MV đều có tình huống giúp khán giả dễ dễ dàng liên tưởng và nhận thấy câu chuyện của chính bản thân trong đấy. 

Điển hình, khi sản xuất MV cho ca sĩ Amee, ý tưởng kịch bản ban đầu sẽ đến từ công ty chủ quản của nữ ca sĩ, toàn bộ ý tưởng sẽ được công ty nghiên cứu vô cùng kỹ lưỡng. Công ty sẽ tìm hiểu và nắm bắt xu hướng giới trẻ, xem họ cần gì, muốn gì. Sau phần nội dung ý tưởng MV sẽ đến giai đoạn tập trung vào những thành tố trong MV. Tùy vào dụng ý và mục đích xây dựng, phát triển mỗi MV mà ưu tiên tập trung vào thành tố khác nhau. Trong đó, VFX và Animation là một phần không thể thiếu vì đây là yếu tố tập trung vào phần nhìn, thị hiếu của khán giả chủ yếu được nảy sinh từ phần nhìn.

Tạm kết

Thông qua talkshow, Học viện MAAC Vietnam hy vọng có thể giúp đỡ các bạn trẻ trong việc tiếp cận góc nhìn chân thực nhất về thị trường sản xuất MV Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đối với những ai đam mê lĩnh vực Kỹ xảo điện ảnh (VFX), hoạt hình 3D (3D Animation) và ấp ủ giấc mơ trở thành Producer chuyên nghiệp, talkshow chắc hẳn đã góp phần giải đáp không ít nỗi băn khoăn của các bạn trên hành trình tạo dựng sự nghiệp. 

Đặc biệt, với những bước chân đầu tiên của hành trình đấy, kiến thức nền tảng được xem là hành trang vô cùng quan trọng. Nếu yêu thích VFX – 3D Animation, ôm ấp hy vọng dấn thân vào ngành công nghiệp truyền thông – giải trí đầy sức sáng tạo, hãy tìm cho bản thân một địa chỉ gửi gắm ước mơ ngay từ bây giờ. 

VỀ MAAC VIETNAM

Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC (Maya Academy of Advanced Cinematics) là Đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo bài bản và chuyên sâu các khóa học 3D Animation (Hoạt hình 3D), VFX (Kỹ xảo điện ảnh) và Game Art & Design (Thiết kế Game). 

MAAC có mạng lưới 160 trung tâm trên toàn thế giới và chắp cánh cho hàng ngàn học viên khẳng định tên tuổi của mình. Các cựu học viên của MAAC tạo nhiều dấu ấn trong các Studio danh tiếng như Double Negative, Base FX, Weta Digital, Method Studio, Sony Pictures, MPC, Technicolor… trên các quốc gia khác nhau và tham gia nhiều phim bom tấn như Avengers, Game of Thrones, Wonder Woman, The Lion King, Toy Story 4, Frozen 2, Star Wars: Episode IX, Independence Day, Jurassic World, Captain America, Life of Pi….

Với sứ mệnh tạo ra một thế giới Media & Entertainment đầy mê hoặc và hấp dẫn, MAAC mang đến cho bạn cơ hội trải nghiệm môi trường học tập quốc tế năng động, sáng tạo; liên tục nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn qua những giờ học thực hành tương tác cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn.

Hàng tuần, MAAC thực hiện các chuyên đề của ngành thông qua nhiều hình thức khác nhau như: MAAC Expert Talk, MAAC Workshop, Demo Class, Case Study,… Thành lập Discord dành riêng cho từng môn học để củng cố và tạo dựng môi trường tự học, rèn luyện thêm với sự hướng dẫn từ các chuyên gia.

Hiện tại, MAAC Vietnam đang đào tạo 3 chuyên ngành chính:
3D Animation (Hoạt hình 3D) – 24 tháng
VFX (Kỹ xảo điện ảnh) – 24 tháng
Game Art & Design (Thiết kế Game) – 24 tháng

SIGN UP FOR FREE

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ