Kể từ khi Pong, tựa Game đầu tiên trên thế giới được tạo ra vào 30 năm trước, ngành công nghiệp Game đã tiến một bước dài trong chặng đường phát triển. Từ những tựa Game tương tác đơn giản trên cỗ máy chơi Game to bự ngày nào, giờ đây Game thủ đã có thể thỏa sức nhập vai vào đủ kiểu nhân vật khác nhau, với vô số những thể loại đa dạng.
Sức ảnh hưởng của nhân vật trong trải nghiệm của một game thủ
Ngành công nghiệp Game đã phát triển từ những tựa Game sơ khai chưa có khái niệm như Pong (ảnh: Variety)
Cho đến những tựa Game có thiết kế nhân vật cực kỳ chân thực như Red Dead Redemption 2 (ảnh: IGN)
Không còn là những tựa Game mô phỏng đơn giản trên một màn hình với đồ họa 2D nữa, những tựa Game ngày nay, từ bom tấn AAA cho đến các tựa Game indie đều đã áp dụng công nghệ 3D vào trong thiết kế nhân vật cũng như bối cảnh, môi trường. Sự phát triển của kỹ xảo và 3D vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho ngành công nghiệp Game. Mark Stuart, nhà thiết kế trò chơi điện tử cho Bionic Games và hiện đang làm việc trên Spyborgs cho biết: “Hầu hết mọi tựa Game ngày nay đều cần đến yếu tố thiết kế nhân vật. Nó trở thành một yếu tố tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp Game hiện đại.”
Một số phần mềm làm Game phổ biến hiện nay (ảnh: 51Green)
Ngày nay, nhu cầu của Game thủ là muốn đắm mình vào thế giới tràn ngập CGI và kỹ xảo 3D rộng lớn. Vì thế, việc tạo nên một nhân vật với cử chỉ và tạo hình phù hợp sẽ là công cụ tuyệt vời để truyền tải thông điệp của nhà làm Game đến với mong muốn của người chơi. Olivier Ladeuix, cựu họa sĩ tại Rare, Studio phát triển Game trực thuộc Microsoft cho biết: “Điểm độc đáo của trò chơi điện tử so với các loại hình nghệ thuật hoặc các phương tiện giải trí khác đó là chúng không chỉ nói về anh hùng mà nó còn giúp chúng ta hóa thân thành anh hùng.”
Thật vậy, với nhu cầu ngày càng lớn của ngành công nghiệp Game ngày nay, cộng thêm việc kỹ xảo ngày càng phát triển, việc tiêu tốn ngân sách đầu tư cho một tựa Game “khủng” là điều không còn xa lạ. Những công cụ hỗ trợ làm game hàng đầu như Unreal Engine, GDevelop, RE Engine, Unity,… đều được liên tục cập nhật nhằm đáp ứng yêu cầu tối ưu hóa thiết kế của các Game Designer khi thực hiện một tựa game.
Spider-man: Mile Morales (ảnh: IGN)
Giờ đây, khi không chỉ một, mà là nhiều nhân vật có thể xuất hiện trong cùng một màn hình thì việc tạo ra những nét sống động, chân thực cho từng nhân vật để đồng bộ với thế giới của một tựa Game là điều hết sức cần thiết. Để làm được điều đó, câu hỏi “Game thủ muốn cảm nhận điều gì?”, “Muốn mình hóa thân thành nhân vật nào?” luôn được các nhà phát triển lẫn các Game Designer đặt lên hàng đầu.
Đối với những Game thủ trẻ, tệp khách hàng quan trọng nhất và cũng là đối tượng có tư duy tưởng tượng xa vời nhất, những tựa Game cần phải thỏa mãn yêu cầu khả dĩ nhất của họ: Được cảm nhận những gì họ có thể cảm nhận trong quá trình nhập vai vào một nhân vật game nào đấy. Và đó là khi cốt truyện, bối cảnh của một tựa Game sẽ được dẫn dắt và dựa theo thiết kế nhân vật.
Sức ảnh hưởng của nhân vật đối với “không khí” của một tựa Game
Nhân vật Mario từ định dạng 8 bit 2D cho đến tạo hình 3D tân tiến (ảnh: Ars Technica)
Thông thường, một tựa game Single Player hay cần phải có những yếu tố như cốt truyện đặc sắc, gameplay hấp dẫn hoặc một thế giới rộng lớn và sinh động nếu như đó là game thế giới mở. Và để tạo được sự kết nối giữa người chơi với các yếu tố thiết kế trong một tựa game, các nhà làm Game cần phải tạo ra một nhân vật đủ thú vị và có chiều sâu trong thiết kế.
“Tại Ubisoft, những tay viết kịch bản Game chuyên nghiệp không những kể chuyện hay mà còn phát triển nhân vật có tính kết nối cao với câu chuyện được kể.”, Martine Quesnel, chuyên gia 3D Animation tại nhà phát hành game nổi tiếng Ubisoft cho biết, “Đó là lí do tại sao vai trò của việc thiết kế nhân vật lại rất quan trọng trong một tựa Game hiện nay.”
Thật vậy, nếu chỉ tập trung tạo ra một thế giới rộng lớn, lượng cốt truyện phức tạp cùng gameplay hấp dẫn mà không tìm cách liên kết chúng với nhân vật trong Game thì tựa Game ấy sẽ là một sản phẩm rời rạc, thiểu điểm nhấn và không lôi kéo được người chơi. Trong thời đại mà những tựa Game thế giới mở (open-world) đang là xu thế như hiện nay, sẽ thật cần thiết nếu nhân vật trong Game có tính kết nối với các yếu tố xung quanh, đơn cử là việc thông qua các nhiệm vụ phụ (side-quest) để tương tác tối đa với bản đồ rộng lớn trong tựa Game nổi tiếng The Witcher 3.
Sức ảnh hưởng của thiết kế nhân vật đối với tương lai của ngành công nghiệp game
Mặc dù những tựa game Single Player là chất liệu phù hợp nhất trong việc phát triển thiết kế nhân vật, thế nhưng, trong bối cảnh mạng xã hội phủ sóng mọi góc như hiện nay, xu hướng game Co-Op, Multi-Player hoặc như các loại hình Game “cá nhân hóa” đang có tiềm năng phát triển rất lớn. Thay vì tập trung phát triển nhân vật dựa theo cốt truyện và thế giới riêng biệt cho một tựa Game nào đó, giờ đây, nhu cầu của thị trường buộc các nhà làm Game phải thay đổi hướng đi sao cho nhân vật trở nên đặc biệt và đẹp mắt để phù hợp với từng đối tượng người chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu chia sẻ cho bạn bè của họ.
The Sims 4, một tựa game sở hữu tính năng co-op cực kỳ đa dạng (ảnh: NME)
Cách đây nhiều năm, trong những tựa game như GTA San Andreas hay Resident Evil đã từng áp dụng những tiểu tiết tuy nhỏ nhưng có ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của người chơi. Cụ thể, nhân vật CJ trong GTA San Andreas được đánh giá cao bởi các thông số về cân nặng, sức mạnh,… có thể được thay đổi phụ thuộc vào cách chơi của từng người. Và khi các hệ máy chơi game PlayStation, Xbox, Nintendo Switch,… ngày một tân tiến như hiện nay, những tiểu tiết như vậy sẽ không còn là một tùy chọn nữa mà chúng bắt buộc phải được các nhà làm Game thêm vào nếu không muốn trở nên lỗi thời.
Một vài thông số độc đáo trong GTA San Andreas (ảnh: GTAInside)
Không những vậy, với việc các công nghệ tiên tiến như VR, AR,… được xem là tương lai của ngành công nghiệp Game, việc thiết kế nhân vật vừa ấn tượng, vừa phù hợp cho một không gian thực tế ảo cũng được xem là một trong những bước tiến vượt bậc của lĩnh vực trò chơi điện tử.
Thách thức cho những 3D Animator, Game Designer “tập sự”
Tốc độ phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh gắt gao trong ngành công nghiệp game hiện nay đòi hỏi 3D Animator và các Game Designer phải luôn tìm ra những hướng đi đúng đắn và hợp lý. Một trong những vấn đề cốt lõi trong quá trình bắt tay vào thiết kế nhân vật của những 3D Animator và Game Designer đó là họ có quá nhiều ý tưởng. Việc có quá nhiều ý tưởng và không biết bắt đầu từ đâu chính là lý do khiến cho nhiều người cần đến sự tư vấn của những mentor đến từ các học viện đào tạo uy tín.
Bên cạnh đào tạo những kỹ năng chuyên sâu về thiết kế hoạt hình 3D, đội ngũ mentor cũng như giảng viên tại Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC Việt Nam còn sẵn sàng tư vấn và vạch ra cho bạn những hướng phát triển phù hợp cho từng ý tưởng khác nhau. Một nền tảng vững chắc về các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nhân vật là yếu tố rất cần thiết trước khi theo đuổi những ý tưởng mới mẻ của bản thân.
Những kiến thức mang lại từ các học viện đào tạo như MAAC Việt Nam không chỉ giúp bạn có đủ kỹ năng để tự do thiết kế nhân vật theo ý tưởng mong muốn mà còn hiểu mục đích và lợi ích của từng kỹ thuật thiết kế mà mình đang áp dụng. Chẳng hạn như, tạo ra một nhân vật dành cho một tựa Game kinh dị thì phải cần có những yếu tố gì, người hùng thường được trang bị những kỹ năng nào, tại sao những kiểu nhân vật phản diện như trong Resident Evil 7 lại thường tạo ra sự bất ngờ tột độ cho người chơi,…? Đó thực sự là thách thức dài hạn, buộc những 3D Animator và Game Designer “tập sự” phải không ngừng tìm hiểu và trao dồi để có thể sinh tồn ở thị trường Game với những cơ hội to lớn nhưng cũng đầy khắc nghiệt như hiện nay.
Nguồn tham khảo: animationarena