Unreal Engine 5 – Bước đi đột phá cho ngành công nghiệp làm phim & Kỹ xảo Điện ảnh

UNREAL ENGINE QUA CÁC THỜI KỲ

Từ cái tên “Unreal” có nghĩa là những thứ không có thật, hư ảo, thoạt nghe, chúng ta chỉ nghĩ đó là một cái tên đơn giản nhưng ít ai biết rằng nó lại là một cái tên mang trên mình nhiều trọng trách ý nghĩa: tạo ra một thế giới ảo với không gian đa chiều. Unreal Engine giúp chúng ta hiện thực hóa những thứ không có thật, những thứ mà đôi khi chúng chỉ nằm trong trí tưởng tượng như Minecraft Dungeons, Final Fantasy VII, Fortnite,….

Về cơ bản, Unreal Engine được sinh ra với công dụng là một game engine và được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1998 bởi Epic Games. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, khi hầu hết các tựa game trên thị trường đều được dựng trên nền đồ họa 2D – 8 bit pixel, tiêu biểu như Super Mario, Contra, Punch-Out, Duck Hunt, Metroid,…. thì Unreal Engine đã tạo nên những tựa game với chất lượng hình ảnh đạt tới 32 bit pixel.

Tựa game tuổi thơ Super Mario (8 bit) và tựa game Deus Ex (32 bit)

Chỉ sau hai năm, Unreal Engine 2 được ra đời nhắm đến mục tiêu xa hơn là thực hiện các trò chơi trên máy chơi game Xbox của Microsoft hay PlayStation 2 của Sony. Thế nhưng, những gì Unreal Engine 2 làm trong vòng 7 năm tiếp theo chỉ mới là bước đà để cho ra đời Unreal Engine 3 với những thay đổi chất lượng hình ảnh vượt trội lên đến 64 bit pixel.

Nhân vật Game được hoàn thiện hơn với bộ giáp cứng cáp, những chi tiết nhỏ nhất vẫn được trau chuốt tạo trải nghiệm chân thực cho người chơi (Nguồn ảnh: moddb.com)

Đến năm 2014, Unreal Engine 4 tiếp tục dậy sóng cộng đồng khi có thể mang đến sự đa năng của mình trong nhiều lĩnh vực: Thiết kế Games, Thiết kế nội thất (Architecture), Thiết kế TVC cho các sản phẩm xe cộ (Automotive & Transportation), Chương trình truyền hình và sự kiện trực tuyến (Broadcast & Live Events) cho đến cả Phim điện ảnh và phim truyền hình (Film & Television).

Phim hoạt hình Little Kaiju và Meerkat được làm hoàn toàn bằng Unreal Engine
Đội ngũ nhân sự của SPARX* tại Việt Nam tham gia thực hiện Asset Development cho dự án The Mandalorian

Tiếp nối những hưởng ứng tích cực từ Unreal Engine 4, nhà Epic Games úp mở thông tin tung ra Unreal Engine 5 từ giữa năm 2020 đã làm bao trái tim háo hức mong đợi. Tháng 5/2021, khi Unreal Engine 5 chính thức ra mắt bản xem trước (Early Access), dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ ra mắt bản đầy đủ.

Với khả năng tạo ra hình ảnh gần như chân thực và âm thanh độc đáo, Unreal Engine 5 thực sự như cơn bão lớn thay đổi cuộc chơi của các nhà phát triển game.

>>> Xem thêm bài viết: Tổng quan về Unreal Engine – Gà đẻ trứng vàng của nhà Epic Games

UNREAL ENGINE 5 – CƠN BÃO LỚN THAY ĐỔI CUỘC CHƠI CỦA CÁC NHÀ PHÁT TRIỂN GAME

Unreal Engine 5 xuất hiện như một cơn bão lớn, thay đổi hoàn toàn cuộc chơi của các nhà phát triển game khi chứng tỏ được khả năng của mình ngày càng nâng cấp hơn trong hàng loạt lĩnh vực: kiến trúc, làm phim, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR),… Một trong những người tiên phong lựa chọn Unreal Engine cho các tác phẩm điện ảnh là George Lucas với Star War hay Matt Reeves với Dawn of the Planet of the Apes, War for the Planet of the Apes,…

Unreal Engine 5 sẽ phát hành phiên bản đầy đủ vào cuối năm 2021 với hai tính năng mới đó là công nghệ Nanite và Lumen.

Nanite là công nghệ kết xuất hình học cho phép nhập nội dung điện ảnh gốc chất lượng vào các cảnh quay cần thiết. Nghĩa là chúng có thể tạo ra nhiều chi tiết hình học mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nanite cho phép sử dụng Quixel Megascans với các đồ họa có độ phân giải cực cao mà không cần phải làm giảm proxy có độ phân giải thấp hơn trong quá trình sử dụng. Còn về Lumen, đây là giải pháp chiếu sáng có khả năng phản ứng ngay lập tức với những thay đổi của cảnh và ánh sáng. Công nghệ Lumen tính toán được sự thay đổi ánh sáng ở quy mô từ km đến milimet.

Với hai tính năng này, Unreal Engine 5 mang lại những hình ảnh chân thực đến mức người trải nghiệm như đang xem một bộ phim điện ảnh thực thụ.

Andy Serkis, người được mệnh danh và biết đến là một diễn viên tài năng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim đạt hàng tá giải thưởng điện ảnh như Venom 2, Star Wars: The Last Jedi,… Thế nhưng, hầu hết những bộ phim đạt giải đều không có sự xuất hiện trực tiếp của anh. Cụ thể, Andy Serkis đóng vai trò là một diễn viên và cùng với Unreal Engine hóa thân thành bất cứ nhân vật nào theo kịch bản phim. Ví dụ, nhân vật Gollum trong The Lord of the Ring, nhân vật Kong trong King Kong 2005, nhân vật Caesar với series Planet of the Apes,…

Andy Serkis đạt giải thưởng Người trình diễn điện ảnh của năm

HỌC VIỆN MAAC THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO UNREAL TRAINING MENTORSHIP

Ngày 17.07.2021 vừa qua, Học viện MAAC vinh dự khi được tham gia vào buổi Talkshow trực tuyến cùng anh Deepak Chetty* (Assistant Professor of Practice, Arts and Entertainment Technologies tại University of Texas) trong chương trình Unreal Training Mentorship Program. Anh Deepak Chetty đã chia sẻ về Unreal Engine rằng: “Xuất phát điểm là một Camera Operator, Unreal Engine đã giúp tôi đơn giản hóa mọi thứ và thực hiện hóa những ý tưởng ngoài sức tưởng tượng”.

Bằng những kinh nghiệm đúc kết được trong các dự án từng thực hiện, anh Deepak cho biết thêm: “Trong VFX pipe-line, có một số sự lệch pha giữa giai đoạn Production (Sản xuất) và Post-Production (Hậu kỳ). Unreal Engine có thể giúp cho quá trình làm việc được rút ngắn. Chẳng hạn, quá trình preview, render. Những người tham gia vào các khâu này có thể trực tiếp chỉnh sửa ngay tại trên shot dựa vào công nghệ real time render”.

Một Case-Study cụ thể từ phim The Mandalorian khi sử dụng Unreal Engine vào Virtual Production (Phim trường ảo). Chúng cho phép các nhà làm phim quay phim ở các địa điểm ảo khác nhau giống như trong thế giới thực.

>>> Xem thêm bài viết: Virtual Production – Tương lai của công nghệ làm phim và các VFX Studio

Với vai trò là giảng viên MAAC đồng thời là Sound Designer/Filmmaker, anh Hậu Nguyễn chia sẻ trong quá trình làm việc, đôi khi gặp phải những sound effects khó thực hiện hoặc không biết phải thực hiện bằng cách nào trong recording, mixing,… Đôi khi có rất nhiều ý tưởng trong các góc máy nhưng vì nhiều tác nhân khác nhau, đặc biệt là về location (địa điểm quay) khiến chính anh không thể hoàn thiện cú máy của mình tốt nhất. Ở góc nhìn của mình và từ những kiến thức thu nhận được qua hai cuốn sách về Virtual Production mang tên Virtual Production Field Guide cùng kiến thức của buổi Unreal Mentor với anh Deepak Chetty, anh Hậu Nguyễn đã hoàn toàn có thể mong đợi vào Unreal Engine có thể giúp mình tiết kiệm thời gian cũng như nguồn nhân lực để sáng tạo những ý tưởng đang ấp ủ.

Chị Trâm Hồng – hiện đang làm việc tại Rupix Studio, đồng thời là giảng viên chương trình đào tạo Kỹ xảo điện ảnh (Visual Effects) tại Học viện MAAC – trong suốt buổi Unreal Mentor cũng rất đồng tình với những chia sẻ đầy giá trị từ Deepak và háo hức được ứng dụng Unreal Engine vào workflow của mình.

KẾT

Như những gì anh Deepak Chetty chia sẻ: “Với Unreal Engine 5, ta có thể biến mọi mọi thứ trong tưởng tượng thành hiện thực và có thể điều khiển hoặc thay đổi tất cả mọi thứ từ Character, Lighting, Location Set, Camera,… bất cứ lúc nào”.

———

* Về Deepak Chetty

Deepak Chetty hiện đang là Director, Cinematographer và VFX/XR đến từ Austin, Texas. Anh được nhận bằng B.F.A về Film Production (Sản xuất phim) từ Pratt Institute ở Brooklyn (New York) và bằng M.F.A về Film Production (Sản xuất phim) từ Đại học Texas ở Austin. Anh còn là Nhà sản xuất học tập trực tuyến (Online Learning Producer) cho Epic Games, nơi anh phát triển quy trình làm việc và tài liệu giảng dạy về Unreal Engine cho các nhà làm phim.

Anh được biết đến với các bộ phim như Spider-Man 3 (2007), The Ascendant (2012) và Hard Reset (2016). Riêng tác phẩm Hard Reset được Advanced Imaging Society vinh danh giải thưởng “Best 3D Live Action Short” trong cùng năm với các tác phẩm The Martian của Ridley Scott và Star Wars: The Force Awakens của JJ Abrams. Trong đó, Hard Reset được phân phối bởi Gunpowder, Sky và đã thu thập được hơn 800.000 lượt xem trên tất cả các nền tảng.

SIGN UP FOR FREE

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ