Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi khi nhận thấy các nhân vật trong video game, phim hoạt hình chuyển động quá sống động? Đó là nhờ vào khả năng xuất sắc của các 3D Artist, đặc biệt là các Artist chuyên thực hiện công đoạn Rigging. Nếu bạn kỳ vọng dự án nghệ thuật của mình được hoàn thành với tính chân thực cao, bạn sẽ rất cần công đoạn Rigging được thực hiện “chuẩn chỉ”.
Tuy vậy, phương pháp này đòi hỏi người dùng phải nghiên cứu nhiều lý thuyết và ứng dụng thực hành kết hợp các công nghệ tiên tiến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của Rigging trong các dự án 3D, bản chất của phương pháp này cùng các bình diện kỹ thuật ứng dụng của nó.
Rigging mô hình 3D trong hoạt hình là gì? Hoạt động như thế nào?
Rigging là kỹ thuật cho phép các nhân vật 3D di chuyển, hoạt động một cách tự nhiên và tương tác cùng môi trường kỹ thuật số mà nhân vật được đưa vào. Khi Artist thiết kế nên nhân vật, Modeling và Rigging luôn song hành cùng nhau, trong đó, Rigging là công đoạn mà các Animator hay Rigging Artist (Rigger) ứng dụng các phần mềm chuyên dụng xây dựng một bộ khung cơ bản để thiết lập phạm vi, cách thức chuyển động cho nhân vật. Nói nôm na, giai đoạn này là lúc các Artist xem nhân vật 3D như một con rối và các bước Rigging sẽ như là lúc “điều khiển rối” cho các mô hình nhân vật 3D để hiện thực hoá các chuyển động.
Rigging là công đoạn quan trọng trong sản xuất hoạt hình 3D (Nguồn ảnh: 3D-Ace)
Các bước quan trọng để Rigging mô hình 3D
Quy trình này thường được chia thành 3 giai đoạn chính với mỗi giai đoạn gồm những bước nhỏ. Việc chia nhỏ các quy trình sẽ giúp Artist không bị quá tải và luôn đảm bảo ra kết quả tốt nhất trong từng khâu.
Chuẩn bị
– Thu thập thông tin: Rigging Artist sẽ nghiên cứu kịch bản, ghi chú các yêu cầu để xác định phạm vi, quy mô và phương thức chuyển động chính.
– Thu thập tài liệu tham khảo (References): Tuỳ vào từng loại nhân vật và Anatomy Drawing (“Giải phẫu”) của nhân vật đó, các chuyển động sẽ được thiết lập theo nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ: Nếu nhân vật là con người, Rigging Artist sẽ tham khảo các chuyển động tự nhiên của người; hoặc các nhân vật là sinh vật thần thoại, các chuyển động cơ sở sẽ biểu hiện khác.
Rigging Artist thường trải qua 3 quy trình với nhiều bước nhỏ để tạo chuyển động cho nhân vật (Nguồn ảnh: 3D-Ace)
Thực hiện
– Skinning: Sau khi hoàn thành công đoạn dựng mô hình Polygon, nhân vật 3D sẽ giống như một tấm lưới digital với các “mắt” Polygon. Bên trong những tấm lưới này, các Rig sẽ được chèn vào, hình thành bộ khung của nhân vật.
– Điều khiển: Bộ khung sẽ hoạt động theo nguyên tắc phân cấp hệ thống, chẳng hạn, nếu xương cẳng tay di chuyển, vai cũng sẽ di chuyển. Và Rigging Artist cần điều chỉnh các chuyển động này một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
– Thiếp lập khớp: Theo sau đó, Rigging Artist cũng cần thiết lập, điều chỉnh trọng lượng xung quanh các khớp chuyển động của nhân vật, đảm bảo chuyển động thực tế, sống động.
– Điều chỉnh động lực học: Động lực học đại diện cho các nguyên tắc chuyển động của sự vật/nhân vật, chia làm động lực tiến và động lực lùi, tương ứng với các chuyển động thực tế của nhân vật.
Tinh chỉnh
Sau khi các bước hoàn thành, Rigging Artist sẽ kiểm tra thành phẩm, đảm bảo không có lỗi phát sinh trong quá trình vận hành, sản xuất phim hoạt hình.
Phần mềm chuyên dụng cho Rigging?
Nhìn chung, trên thị trường hiện tại cũng không có quá nhiều phần mềm đáp ứng đa dạng yêu cầu từ các Rigging Artist trong lĩnh vực. Sau đây là một số phần mềm được các Artist tin dùng và ứng dụng phổ biến:
– Unity & Unreal Engine (UE): Về cơ bản, hai phần mềm này không có chức năng chính là dựng khung cho phần Rigging. Tuy nhiên, Unity và Unreal Engine cũng sở hữu các tính năng phục vụ cho công đoạn này và cho phép người dùng sử dụng miễn phí.
– Autodesk Maya: Phần mềm này là một trong những cái tên hàng đầu trong sản xuất hoạt hình, và được sử dụng rộng rãi trong khá nhiều dự án thuộc lĩnh vực game, phim hoạt hình,… Đây cũng là phần mềm cho phép sử dụng miễn phí để tạo các khung chuyển động chất lượng cho các nhân vật về tư thế, biểu cảm,…
Rigging Artist thường chọn phần mềm nào để thực hiện công việc của mình? (Nguồn ảnh: 3D-Ace)
– Blender: Là phần mềm tạo và chỉnh sửa đồ hoạ trên máy tính cho phép người dùng sử dụng miễn phí. Các Rigging Artist cũng có thể sử dụng một số tính năng của phần mềm để Rigging, nhập mô hình từ Unity hay nhiều phần mềm khác và render mô hình để có thể chuyển sang các phầm mềm chuyên dụng cho các công đoạn tiếp theo.
– Autodesk 3ds Max: Thường được sử dụng để sản xuất hoạt hình phục vụ cho mục đích giáo dục. Các Artist làm việc với 3ds Max trên các dự án thương mại thường phải sử trả phí, tuy nhiên, các tính năng của phần mềm này rất đa dụng, chuyên nghiệp và hỗ trợ tối ưu cho mục đích sản xuất.
Nguồn: 3D-Ace