Trước sức hấp dẫn và sự sôi động của thị trường tuyển dụng ngành Broadcast Design, Học viện Kỹ xảo Điện ảnh và Hoạt hình MAAC thực hiện chương trình “MAAC Streaming #6: Tư vấn chọn nghề Broadcast Design – Thiết kế truyền hình” vào lúc 10h ngày 16.05.2020 với sự tham gia của các khách mời đặc biệt trong ngành: anh Lê Duy Việt (Visual Artist – Founder Mighty Stone), thầy Subhajit Adhikary (Giám đốc Đào tạo Học viện MAAC) và anh Đinh Trí Dũng (Giám đốc Học viện MAAC).
Chương trình nhằm giải đáp những thắc mắc về ngành học Thiết kế truyền hình, chia sẻ những câu chuyện nhà nghề và cách định hướng, bí quyết vượt qua trở ngại trong quá trình học tập, lựa chọn ngành học phù hợp cho các bạn đam mê lĩnh vực Truyền thông & Giải trí.
Câu hỏi: Xin chào anh Lê Duy Việt, là một người làm việc trong ngành Broadcast Design, anh có thể chia sẻ một chút về thị trường của ngành trong bối cảnh hiện nay?
Anh Lê Duy Việt – Visual Artist & Founder Mighty Stone:
Quay ngược thời gian một chút về lại vài năm trước, khái niệm Broadcast Design vẫn chưa được mọi người nhắc đến nhiều. Nhưng nếu các bạn để ý kỹ thì trên các kênh truyền hình, các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook hoặc bất cứ kênh thông tin có thể xem video đều có sự xuất hiện của Broadcast Design. Đó là những phần intro, outro giới thiệu chương trình hay các video quảng cáo, giới thiệu doanh nghiệp…
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự phát triển chóng mặt của video và các kênh truyền hình thì Broadcast Design là một ngành rất phát triển và dường như đang bùng nổ với nhu cầu tuyển dụng khá sôi động. Chính vì thế, cơ hội việc làm của các bạn sau khi học xong ngành này rất tiềm năng.
Câu hỏi: Vậy thì ngành Broadcast Design được áp dụng vào những lĩnh vực nào mà thu hút các đơn vị tuyển dụng nhân sự nhiều đến vậy?
Thầy Subhajit Adhikary (Mike) – Giám đốc Đào tạo Học viện MAAC:
Broadcast Design được sử dụng rất nhiều trong các hình hiệu truyền hình, trong lĩnh vực quảng cáo và có cả trong làm phim. Đối với một số dạng phim chỉ cần dùng đến hiệu ứng đơn giản thì Broadcast Design sẽ dễ thực hiện hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn cho các đơn vị sản xuất. Một số phim hoạt hình cũng có thể thực hiện bằng Broadcast Design. Đặc biệt là trong các video quảng cáo, giới thiệu doanh nghiệp.
Anh Lê Duy Việt – Visual Artist & Founder Mighty Stone:
Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều công ty và doanh nghiệp xuất hiện. Bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng đều muốn thực hiện các chiến dịch Marketing để quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến khách hàng của mình. Không chỉ thế, những thông điệp truyền thông nội bộ công ty cũng đều được các đơn vị đầu tư thực hiện bằng các video Motion Graphics. Đây là cách để truyền tải nội dung, truyền tải thông điệp đến mọi người một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Điều đó cho thấy, đây là mảnh đất màu mỡ cho các Broadcast Designer khai thác.
Tại Học viện MAAC, sau khi hoàn thành khóa học Broadcast Design, cơ hội nghề nghiệp của ngành khá đa dạng. Bạn có thể ứng tuyển vào các công ty Truyền thông & Giải trí ở một số vị trí sau đây: 2D/3D Motion Graphics Artist, UI Designer, Corporate Presentation Specialist, Video Editor, Graphic Designer, Broadcast Designer,…
Câu hỏi: Có hơn 6 năm làm việc trong ngành Broadcast Design, anh Lê Duy Việt có thể chia sẻ một chút về hành trình anh tìm đến nghề nghiệp này như thế nào không ạ?
Anh Lê Duy Việt – Visual Artist & Founder Mighty Stone:
Đối với mình, đây là một hành trình khá dài.
Mình bén duyên với ngành từ năm lớp 11, trong một lần vô tình xem được video khá thú vị trên Youtube. Video này nói về một anh chàng đang đi trên đường, tuy không thấy sự tác động nào nhưng một làn khói đưa anh chàng rơi xuống và làm đất nứt ra. Tuy là một đoạn video ngắn thôi nhưng đã khiến mình phải thốt lên “Oh, wow! Sao clip này hay quá vậy?” và mình bắt đầu tìm hiểu cách làm, mày mò những tutorial trên mạng, tập tành làm các phần mềm After Effects, Premiere, Photoshop,… Mình khám phá ra “trò” này thú vị phết!
Tuy nhiên, cũng như bao bạn học sinh lớp 12, mình cũng bị định hướng lựa chọn ngành học theo luồng suy nghĩ của số đông và theo học ngành Kinh tế. Trong quá trình theo học kinh tế, mình vẫn chưa xác định được rõ ràng cho bản thân sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp. Nhưng mình đã định hình hướng đi là sẽ áp dụng các kiến thức về kinh tế để có thể kinh doanh một lĩnh vực nào đó.
Đi được nửa chặng đường mình mới phát hiện ra nhiều điều hay ho khác mình có thể làm. Thay vì mình chỉ cầm máy quay đi quay phim thôi thì mình sẽ làm ra những sản phẩm mà khách hàng có thể truyền tải được thông điệp họ muốn. Mình luôn duy trì việc tự học Broadcast Design bởi vì bản thân mình rất thích và muốn làm được nhiều hơn như thế.
Khoảng năm 2014, trong lúc đa phần các bạn đi xin việc bằng CV (Curriculum Vitae) giấy thì mình làm hẳn một CV bằng Motion Graphics. Mình may mắn được nhận vào làm luôn tại một công ty ở Thụy Sĩ. Đây chính là thời điểm mình chính thức học tập chuyên về Broadcast Design. Ở công ty mình được thực hành và nâng cao kỹ thuật, ở lớp học mình được bổ sung kiến thức nền tảng. Và từ đó, mình chuyển hẳn sang ngành Broadcast Design.
Khi mình mới học, cứ nghĩ Broadcast Design đơn giản là những chuyển động. Nhưng càng đào sâu tìm hiểu mình khám phá ra đây là ngành học rất sáng tạo và dường như không có điểm dừng. Họ luôn luôn tìm ra những kỹ thuật mới, cách thức mới để nâng cấp những cái cũ lên mức độ cao hơn, tinh xảo hơn, thu hút hơn.
Có thể nói, hành trình tìm đến ngành Broadcast Design của mình là một con đường với nhiều cánh cửa. Mỗi cánh cửa là từng nấc thang rất nhỏ để chinh phục đỉnh cao của nghề.
Câu hỏi: Trên con đường chinh phục đam mê, anh Lê Duy Việt có gặp phải những khó khăn nào không?
Anh Lê Duy Việt – Visual Artist & Founder Mighty Stone:
Sẽ có muôn vàn khó khăn trong suốt quá trình mình tìm đến đam mê. Điều quan trọng là mình có quyết tâm và kiên trì theo đuổi đam mê đó hay không.
Lúc mình mới bắt đầu học, mình phải trải qua những giai đoạn khá hoang mang. Như các bạn biết đấy, công nghệ, kỹ thuật luôn luôn phát triển và thay đổi liên tục. Có thể kiến thức hôm nay mình học đã khác hơn so với hôm qua rồi. Nên khi tự học mình hay hoang mang liệu kiến thức mình đang học có quá cũ không? Có đáp ứng được nhu cầu hiện tại không?
Điều khó khăn thứ hai đó là mình có sử dụng được hiệu quả thời gian của mình hay bị mất thời gian vào việc đi đường vòng. Nếu gặp được Mentor hoặc những người đi trước chia sẻ kinh nghiệm, cách thực hiện Portfolio cá nhân, được tham gia vào những dự án thực tế, bạn sẽ dễ dàng ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau của ngành. Còn nếu chưa gặp được người Mentor phù hợp hoặc chưa từng tham gia các dự án, bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian tự tìm hiểu.
Điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải nỗ lực rất nhiều, liên tục trải nghiệm và có một chút tham vọng với nghề để tạo đích đến cho mình.
Anh Đinh Trí Dũng – Giám đốc Học viện MAAC:
Sau khi nghe những khó khăn mà Việt đã từng trải qua, tôi xin chia sẻ một chút về lý do Học viện MAAC có mặt ở Việt Nam.
Chương trình học của Học viện MAAC đã có từ hơn 20 năm và được định hình nội dung học khá chuẩn. MAAC Global có trụ sở chính tại Mumbai, Ấn Độ, đây cũng là cái nôi sản sinh ra nhiều thế hệ tài năng đang làm việc cho các Studio danh tiếng trên thế giới như MPC, Double Negative, Technicolor,… Nhiều quốc gia trên thế giới như Hollywood cũng thuê nhân công từ Mumbai để thực hiện cho các dự án phim bom tấn mà các bạn được thưởng thức trong các rạp chiếu phim từ nhiều năm qua.
Cũng từ cách đào tạo và chương trình học rất đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, chúng tôi đưa MAAC về Việt Nam để quy tụ các bạn trẻ đam mê làm phim kỹ xảo, phim hoạt hình, thiết kế truyền hình có môi trường học tập, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp các bạn tránh rơi vào những hoang mang như anh Việt đã từng mắc phải.
Hiện tại, Học viện MAAC đang thực hiện chương trình Học bổng MAAC Challenge lên đến 50% cho các khóa học 3D Animation, VFX, Broadcast Design. Các bạn có thể thông tin chi tiết chương trình học bổng tại đây.
Câu hỏi: Nếu được biết MAAC sớm hơn có giúp được gì cho Việt trong công việc hiện tại không?
Anh Lê Duy Việt – Visual Artist & Founder Mighty Stone:
Nếu Việt được gặp MAAC sớm hơn chắc chắn Việt sẽ tham gia một khóa học chuyên sâu tại MAAC. Nó sẽ giúp Việt rút ngắn thời gian và làm được nhiều hơn nữa so với hiện tại.
So với những nơi đào tạo khác mà mình biết thì chương trình đào tạo của MAAC khá rõ ràng, chi tiết. Các môn học được phân ra theo từng giai đoạn của quy trình làm phim của hầu hết các lớn Studio áp dụng và được đào sâu tìm hiểu, thực hành vào từng chuyên môn chứ không chỉ dừng lại ở mức giới thiệu.
Với lộ trình đi từ căn bản đến nâng cao, đây là một lợi thế lớn cho các bạn theo học chuyên sâu và bài bản.
Và với nhu cầu tuyển dụng ngày càng đòi hỏi một người có chuyên môn vững chắc, cơ hội việc làm sau khi ra trường của bạn khá đa dạng và phong phú.
Tìm hiểu ngành học Broadcast Design do Học viện MAAC đào tạo: tại đây.
Bài viết: Thủy Tiên