HỌC VIỆN KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH & HOẠT HÌNH MAAC
Sự xuất hiện của MAAC Plus đã tiếp thêm động lực để nhiều bạn trẻ mạnh dạn dắt tay nhau vào MAAC theo đuổi đam mê hậu kỳ. Nổi bật trong số đó chính là Lâm Vĩ Lương và Đinh Văn Dũng – đôi bạn thân cùng nhau nuôi dưỡng ước mơ trở thành VFX Artist.
Nhiều người vẫn thường hay nói rằng hậu kỳ là nhóm ngành không hề đơn độc. Lý do là vì đứng sau sự thành công của mỗi một dự án phim ảnh, hoạt hình hay trò chơi đều có sự góp sức của cả một đội ngũ gồm nhiều vị trí đảm nhiệm đa dạng các công đoạn chuyên môn riêng biệt.
Có thể nói, nếu nắm vững kiến thức nền tảng là yếu tố cốt lõi để bạn hoạt động trong lĩnh vực VFX, 3D hay Game, thì kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp bạn gắn bó lâu dài trong ngành, nâng cao hiệu suất công việc. Cũng chính vì vậy mà ngay từ thời điểm mới bước chân vào ngành, nhiều bạn trẻ thường tìm kiếm những người đồng đội có cùng chí hướng để có thể “nương tựa” lẫn nhau trong suốt hành trình học tập và làm việc.
Ở chuyên mục #MAACstories lần này, hãy cùng Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC lắng nghe những câu chuyện thú vị về chặng đường có nhau của Lâm Vĩ Lương và Đinh Văn Dũng – đôi bạn sinh năm 1997 có niềm đam mê với lĩnh vực Kỹ xảo điện ảnh nhé!
Xin chào Lương và Dũng. Đầu tiên, hai bạn hãy giới thiệu sơ nét về bản thân cho mọi người cùng biết đến với nhé!
Đinh Văn Dũng: Hi mọi người, mình là Dũng, học viên mới của MAAC. Hiện mình đã trải qua được 1 môn học trong ngành Kỹ xảo điện ảnh.
Lâm Vĩ Lương: Xin chào, mình là Lâm Vĩ Lương. Mình cũng đã theo học ngành Kỹ xảo điện ảnh tại MAAC được 1 học kỳ, là người đã rủ rê Dũng vào MAAC để anh em có thể tiếp tục gắn bó với nhau.
Vì sao các bạn quyết định gia nhập MAAC để theo đuổi ngành học Kỹ xảo điện ảnh?
Lâm Vĩ Lương: Trước đây thì cả mình và Dũng là bạn ở đại học, cùng nhau theo học ngành Công nghệ thông tin. Sau khi tốt nghiệp và đi làm, thật trùng hợp khi cả mình và Dũng đều cảm thấy bản thân không phù hợp với mảng Code và 2 đứa bắt đầu tìm kiếm những hướng đi mới hơn. Lúc này, bằng một điều kỳ diệu nào đó mà mình nhận ra bản thân yêu thích làm việc trong môi trường sáng tạo, không rập khuôn. Vậy nên mình đã rẽ hướng sang lĩnh vực video editor, sau vài năm thì quyết định tiến bước đến ngành VFX chuyên nghiệp.
Thời còn là sinh viên mình rất thường xuyên qua nhà Dũng để xem phim, MV ca nhạc cũng như các tác phẩm giải trí trên mạng. Không chỉ đơn thuần là giải trí, chúng mình cũng bị những hình ảnh sống động thu hút và nảy sinh thắc mắc là tại sao có thể thực hiện được những cảnh quay hấp dẫn đến như vậy. Và từ lúc nào không hay, cả hai bắt đầu trở nên hứng thú, thường xuyên bàn tán, tranh luận về khía cạnh “visual” của các sản phẩm truyền thông, giải trí.
Về việc nhập học ở MAAC thì bản thân mình là người tiên phong. Một phần vì trước đây mình cũng đã làm việc trong mảng video editor, hiểu được tính chất của ngành, cộng hưởng với đam mê đang nhen nhóm bên trong nên mình đã quyết định gia nhập MAAC để trang bị thêm kỹ năng về VFX cho bản thân. Sau một thời gian ngắn học tập, mình cảm nhận được MAAC là môi trường vô cùng năng động và thân thiện, tạo cơ hội để mình gặp gỡ nhiều bạn bè, thầy cô. Tất cả đều hỗ trợ hết lòng để mình được cọ xát, trải nghiệm và tích lũy kiến thức chuyên ngành. Vì biết Dũng cũng yêu thích nên mình đã ngỏ lời để anh em có cơ hội được cùng nhau theo đuổi đam mê và cùng nhau phát triển sự nghiệp.
Đinh Văn Dũng: Còn riêng bản thân mình thì lựa chọn theo đuổi ngành VFX phần vì do bản thân mình cảm thấy hứng thú, phần còn lại vì bị Lương dụ dỗ (cười).
Nói vui chứ thật ra mình cũng có sự tìm hiểu nhất định với điện ảnh nói chung và kỹ xảo nói riêng, nhưng vẫn chưa xác định được bản thân có khả năng để làm công việc này hay không. Dù là như vậy, mình vẫn quyết định nhập học ngành VFX ở MAAC để khám phá bản thân, biết đâu được đây sẽ là sự nghiệp cả đời.
Liệu có những rào cản nào của hai bạn khi quyết định theo đuổi ngành Kỹ xảo điện ảnh không?
Lâm Vĩ Lương: Hơi tế nhị nhưng trên thực tế thì một trong những rào cản khi học tập ở MAAC đó chính là câu chuyện về chi phí.
Mình cũng đã biết đến MAAC từ rất lâu, thời điểm mới bắt đầu làm video editor. Mình hiểu rằng lĩnh vực editor đã quá phổ biến, nếu muốn phát triển sâu hơn thì bắt buộc phải tìm được hướng đi chuyên nghiệp hơn. Vậy nên mình đã cố gắng tập trung làm việc để vượt qua rào cản về chi phí, sau một thời gian thì mình chính thức trở thành học viên MAAC chuyên ngành VFX.
Hai bạn đã hỗ trợ lẫn nhau như thế nào trong quá trình học tập và làm việc?
Đinh Văn Dũng: Về việc học ở MAAC thì bản thân mình chỉ đang trong giai đoạn trải qua những kiến thức cơ bản, nên cũng chưa cần sự hỗ trợ gì nhiều từ phía Lương. Nhưng chắc chắn rằng trong tương lai thì mình sẽ nhờ người anh em giúp đỡ nhiều đấy (cười).
Lâm Vĩ Lương: Nếu như gọi là hỗ trợ trực tiếp khi học ở trường thì có lẽ là chưa. Lý do là vì Dũng chỉ mới nhập học khoảng hơn 1 tháng, thời khóa biểu của cả hai cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, sự gắn kết và đồng hành cùng nhau vẫn luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, kể cả khi chúng mình tiếp thu những kiến thức mới hoặc khi gặp những vấn đề khó có thể giải quyết. Từ trước đến giờ thì tụi mình vẫn luôn “có nhau” như vậy.
Về thách thức, hai bạn có gặp những trở ngại nào khi theo đuổi đam mê không?
Lâm Vĩ Lương: Cũng may vì mình cũng có nền tảng kiến thức về việc editor – chỉnh sửa video hậu kỳ, nên ở học kỳ đầu tiên khóa VFX là làm phim thì cũng “dễ thở”. Tuy nhiên thì cũng gặp một số khó khăn về mặt kịch bản, vì chưa bao giờ viết kịch bản nên mình gặp đôi chút thách thức khi làm bài tập, đồ án. Rất may mắn vì có sự đồng hành của các bạn bè cùng nhóm nên mình cũng đã vượt qua được và biết được thêm những kiến thức bổ ích mới.
Đinh Văn Dũng: Mình nghĩ rằng thách thức của mình khi theo đuổi ngành VFX chính là bị giới hạn ở mặt sáng tạo. Vì base của mình là Code, khá khô khan và mang tính chất hệ thống. Nên đôi khi cảm thấy bằng bản thân hơi “ngộp” về khía cạnh sáng tạo và đang cố gắng để làm quen dần.
Gia nhập học viện MAAC thông qua chương trình MAAC+, với hai bạn, chương trình này mang ý nghĩa như thế nào cho các bạn trẻ đam mê hậu kỳ?
Đinh Văn Dũng: Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau. Mình nghĩ rằng bất kỳ ngành nghề nào nếu được học tập và làm việc với người có cùng chí hướng đều sẽ mang lại những lợi ích nhất định. Đơn cử như việc hỗ trợ lẫn nhau, mỗi khi có thách thức nào không thể tự mình giải quyết được thì cũng có thể tham khảo góc nhìn của người bạn đồng hành để tìm ra được hướng đi mới.
Lâm Vĩ Lương: Theo quan điểm của mình, được học cùng với bạn bè hoặc những người cùng tần số sẽ tạo ra sự ăn ý nhất định, làm cho hiệu suất học tập cao hơn.
Khi biết đến Học viện MAAC có chương trình kết nối bạn bè như MAAC Plus là mình đã nghĩ ngay đến Dũng. Vì mình biết chắc là Dũng cũng yêu thích ngành VFX giống mình và chúng mình sẽ là bộ đôi ăn ý trong tương lai nếu được học tập và đồng hành cùng nhau.
Theo các bạn lợi thế của “đôi bạn cùng tiến” khi làm việc và học tập trong lĩnh vực hậu kỳ là gì?
Lâm Vĩ Lương: Mình cảm thấy lợi thế khi có bạn cùng theo đuổi đam mê chính là tụi mình có thể hỗ trợ lẫn nhau lúc cần thiết.
Mình và Dũng thường xuyên góp ý cho nhau những vấn đề liên quan đến việc học, chỉ ra những phương hướng phát triển sản phẩm tốt hơn hoặc cùng nhau brainstorm để đưa ra những ý tưởng hay ho. Mình nghĩ rằng đây là yếu tố giúp tụi mình nâng cao kiến thức và kỹ năng hơn.
MAAC+ được “ra đời” là để giúp MAACster tìm kiếm những người bạn đồng hành “hợp cạ”, có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc sau này. Vậy theo các bạn, kỹ năng làm việc nhóm trong lĩnh vực hậu kỳ có quan trọng không? Vì sao?
Đinh Văn Dũng: Theo mình thì ngành VFX rất đề cao tinh thần làm việc nhóm. Mỗi một quy trình sản xuất VFX đều sẽ trải qua rất nhiều công đoạn. Chắc chắn rằng một Artist thì sẽ không thể kham nổi tất cả các khâu, cần phải có sự tham gia của một đội ngũ mà trong đó là mỗi người giỏi mỗi công đoạn riêng biệt.
Làm việc nhóm cũng giúp bản thân mình nâng cao kỹ năng tư duy trong mỗi cuộc tranh luận. Đồng thời, hợp tác làm việc trong một đội ngũ sẽ làm cho mình hiểu được như thế nào là trách nhiệm. Cá nhân mình là một người hướng nội, việc gặp gỡ, học tập và làm việc chung với các bạn bè tạo điều kiện để mình cởi mở hơn, những va chạm giúp mình nâng cao được những kỹ năng mềm của bản thân, hỗ trợ cho công việc về sau.
Lâm Vĩ Lương: Tương tự với Dũng, mình cảm thấy làm việc nhóm trong lĩnh vực Kỹ xảo điện ảnh khá quan trọng.
Theo quan điểm của mình thì nếu đã giỏi ở một mảng nào đó, ví dụ như Editor, FX hay Compositing, thì hãy tập trung nâng cao chuyên môn ở mảng đó. Trong một dự án, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về khâu mà họ giỏi. Tập hợp lại những người giỏi mỗi khâu để teamwork cùng nhau sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng.
Các bạn đã có những kế hoạch gì trong tương lai chưa? Liệu sẽ có những sự hợp tác nào giữa hai bạn không? Hãy chia sẻ cho mọi người biết đến nhé!
Lâm Vĩ Lương: Trước mắt thì mình sẽ tập trung vào việc học để tích lũy kiến thức chuyên môn, sau đó mình sẽ cố gắng để gia nhập vào một studio VFX nào đó, cố gắng thực hiện ước mơ trở thành một VFX Artist.
Đinh Văn Dũng: Cũng tương tự như Lương. Vì mình rất thích xem phim Hàn, nên cũng mong muốn gia nhập vào các studio làm VFX cho phim Hàn để được thỏa sức vừa làm việc vừa giải trí. Để đạt được mục tiêu này, mình sẽ cố gắng học tập hết sức và không bao giờ bỏ cuộc.
À, tụi mình cũng có những kế hoạch cùng nhau. Đó là đồng hành cùng nhau để tạo ra những dự án chung, có thể là phim ngắn hoặc TVC quảng cáo. Đương nhiên thì điều này sẽ diễn ra ở thời điểm mà cả hai đã có trong mình đầy đủ những kiến thức và kỹ năng của những Artist thực thụ.
Không phải ai cũng có sự can đảm để theo đuổi đam mê, có những bạn trẻ rất yêu thích ngành hậu kỳ nhưng đành phải gạt bỏ vì có những rào cản vô hình nào đó. Nhân tiện đây, các bạn hãy dành lời khuyên cho các trẻ chưa dám bắt đầu nhé!
Lâm Vĩ Lương: Đã xác định đó là đam mê thì cứ mạnh dạn lựa chọn, đừng ngần ngại và e sợ bất cứ điều gì. Theo mình, nếu can đảm lựa chọn thì thời gian sẽ cho bạn câu trả lời đúng sai, từ đó giúp bạn hiểu rõ được đâu mới thật sự là con đường phù hợp với bản thân. Còn nếu không, bạn có thể sẽ hối hận về sự rụt rè của mình.
Cảm ơn Lương và Dũng đã tham gia buổi phỏng vấn này. Chúc cho các bạn luôn thành công trong công việc và học tập, dìu dắt nhau chinh phục ngành hậu kỳ!
——————————–
MAAC tin rằng sự phối hợp ăn ý giữa những người đồng đội trong một dự án không chỉ hình thành nên một sản phẩm chỉn chu, mà còn giúp cho từng người nâng cao được kiến thức chuyên môn của mình và phát triển lên từng ngày. Đó chính là lý do mà Học viện MAAC triển khai chương trình MAAC Plus (MAAC+): Cùng nhau nhập học, cùng nhau nhận quà.
Theo đó, nếu MAACster giới thiệu bạn bè đăng ký nhập học thành công các ngành VFX – 3D – Games tại MAAC, cả 2 đều sẽ nhận được ưu đãi hấp dẫn gồm tiền mặt lên đến 2.000.000 VNĐ và ưu đãi lên đến 15% học phí, tương đương khoảng 20.00.000 VNĐ.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH
1. Đối tượng tham dự:
2. Chương trình ưu đãi:
Phỏng vấn: Scentedsea
Bài viết: Lê Hòa
Thiết kế: olianji
Video: Nguyên Phúc
HỌC VIỆN KỸ XẢO ĐIỆN ẢNH & HOẠT HÌNH MAAC
Chi nhánh Công ty cổ phần đào tạo ứng dụng Aprotrain (TP Hà Nội)
212 – 214 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM