Quy luật của tự nhiên luôn có sự thay đổi và ngành công nghiệp điện ảnh cũng vậy. Những thước phim đầu tiên được công chiếu chỉ mang màu đơn sắc (phim trắng đen) và không có âm thanh (phim câm). Tiến lên một bậc, chúng ta có “talkies”, được gọi là phim có thoại và có âm thanh. Sau đó vài năm, các bộ phim màu được lên sóng và giá trị của điện ảnh được nâng lên. Tuy nhiên, một yếu tố đặc biệt đã cách mạng hóa ngành công nghiệp điện ảnh lên một tầm cao mới chính là Kỹ xảo điện ảnh (hay còn gọi là Hiệu ứng hình ảnh – Visual Effects).
Ngày nay, kỹ xảo trong các bộ phim không chỉ tạo ra những cảnh hấp dẫn, lôi cuốn mà còn giúp cho các đoàn phim giảm được con số chi phí khổng lồ trong khâu sản xuất vì mọi cảnh quay khó thực hiện, tốn chi phí đã được giải quyết bởi kỹ xảo.
Nói như thế không có nghĩa những cảnh quay kỹ xảo có thể dễ dàng thực hiện. Chúng cần nguồn nhân lực có kỹ năng và sự sáng tạo để làm nên những cảnh quay bắt mắt và đầy ấn tượng góp phần cho sự thành công của bộ phim.
Vào năm 1921, bộ phim The Playhouse do Buster Keaton thực hiện cho thấy nỗ lực đầu tiên khi ứng dụng kỹ xảo vào phim. Ông đã tự tạo ra chính mình trong cùng một khung hình và thực hiện 9 vai trò khác nhau cùng một lúc.
Những nỗ lực sáng tạo chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại. Với ý tưởng sử dụng các cảnh quay của diễn viên trên hình ảnh nền được tạo bởi đồ họa máy tính làm chủ đạo, bộ phim Flying Down to Rio (1993) đưa khán giả đến một khung trời mới hoàn toàn. Theo kịch bản, các diễn viên sẽ diễn trên chiếc máy bay trong không trung với cảnh bầu trời, mây bay ở phía sau và những cảnh quay đó được xem là một thành tựu kỹ thuật tuyệt vời mang tính sáng tạo vượt bậc.
Ngày nay, cuộc sống của các “thánh” dựng phim trở nên dễ dàng hơn nhờ vào sự hỗ trợ của các cảnh quay trên phông nền xanh. Màu xanh là gam màu không hòa trộn vào bất cứ màu sắc thông dụng nào, ví dụ như tóc, da người, trang phục,… giúp cho việc tách nền đơn giản hơn bao giờ hết. Tuy nhiên việc sử dụng phông xanh lại không hề đơn giản với Larry Butler – người thực hiện tác phẩm The Thief of Baghdad (1943), trông chúng không được thật cho lắm.
Cuộc cách mạng vẫn được tiếp tục và mang đến cho chúng ta những thước phim hay với ý tưởng thổi hồn vào kỹ xảo. Chúng ta cùng điểm qua những cảnh phim đáng giá sử dụng kỹ xảo:
* Chiến tranh giữa các vì sao (1977): Bản phác thảo 3D đầu tiên cho các cảnh quay cuộc chiến.
* Superman (1978): Tiêu đề CG đầu tiên
* Star trek 2 (1982): Lần đầu tiên sử dụng mô hình kỹ thuật tạo ra cảnh quan tự nhiên.
* The adventure of Andre and Wally B (1984): Hoạt hình CG đầu tiên với hiệu ứng chuyển động mờ và nguyên tắc chuyển động nén – giãn (squash and stretch motion).
* Flight of The Navigator (1986): Lần đầu tiên áp dụng sự phản xạ ánh sáng vào phim.
* Luxo Jr (1986): Cái bóng đầu tiên bằng công nghệ CG được làm phần mềm Renderman (đây là phần mềm chuyển hóa từ các hình ảnh hai chiều, các dữ liệu về khối và ánh sáng thành các hình ảnh ba chiều trong không gian).
* Terminator 2 (1991): Chuyển động thực tế đầu tiên của con người được làm bằng công nghệ CG.
* Jurassic Park (1993): Sinh vật đầu tiên được thiết kế bởi Photorealistic CG.
* Titanic (1997): Vật dụng được kết xuất bằng hệ điều hành LINUX.
* The Matrix (1999): Lần đầu tiên sử dụng hiệu ứng Bullet Time (hiệu ứng làm ngưng đọng thời gian) được tích hợp với các yếu tố CG.
* LOTR (2001): Lần đầu tiên sử dụng Artificial Intelligence – AI (Trí tuệ nhân tạo) bằng phần mềm MASSIVE.
* Avatar (2009): Bộ phim đầu tiên có thời lượng sản xuất đầy đủ nhờ vào Performance Capture và Virtual Production Pipeline (hệ thống sản xuất ảo).
Ngày nay, tạo kỹ xảo không phải là công việc của một người nữa mà còn cần đến sự hợp sức của các nhóm làm về nội dung, kỹ thuật, nghệ thuật,… Với sự kết hợp nhịp nhàng giữa chuyên môn, sáng tạo và kỹ năng sử dụng kỹ thuật, bạn hoàn toàn có thể tạo dựng sự nghiệp làm Kỹ xảo chuyên nghiệp và tạo nên các hiệu ứng đặc biệt cho phim, các chương trình truyền hình, giải trí,…
Cuộc cách mạng của Kỹ xảo bắt đầu vào năm 1921 và vẫn tiếp tục phát triển ngày càng lớn mạnh. Hãy cùng theo dõi và chờ đợi xem những “cú hích” LỚN tiếp theo mà Kỹ xảo có thể làm được!