Hé lộ 5 thủ thuật vfx được sử dụng trong series “game of throne”

PHÔNG NỀN XANH

Trong hành trình hơn 8 năm chinh phục khán giả (tập đầu tiên của phim được công chiếu tại Mỹ trên kênh HBO vào tháng 4/2011, tập cuối cùng lên sóng vào tháng 4/2019), “Game of Thrones” mang đến những cốt truyện đa dạng, phong phú và đặc biệt là những hiệu ứng kỹ xảo vô cùng hấp dẫn, mãn nhãn.

Toàn bộ các phần của phim được quay ở nhiều nơi khác nhau như Morocco, Iceland, Ireland, Tây Ban Nha, Scotland, Canada và Mỹ.

Ban đầu, người ta sẽ thiết kế một chiếc boong tàu mô phỏng, sau đó họ chỉ cần ghép hình ảnh của các diễn viên đã được quay sẵn, cuối cùng là thay phông nền xanh bằng khung cảnh đại dương.

Kỹ thuật này xuất hiện trong tập thứ chín của mùa 2 “Battle of Blackwater Bay” (tạm dịch: “Trận chiến vịnh Hắc Hải”).

Thật ra, những phân cảnh diễn ra trên biển như khán giả thấy trong phim đều được thực hiện trên đất liền hoặc trong hồ bơi nhân tạo, sau khi quay, tổ sản xuất mới sử dụng kỹ thuật tách phông xanh (Chroma Key) và thêm vào hiệu ứng sóng biển.

Trong phim “Aftermath”, công ty Kỹ xảo Điện ảnh Rodeo FX đã sử dụng hiệu ứng mô phỏng nước (water simulation), khiến cho nhân vật Theon trông như đang nổi trên mặt nước vậy.

HIỆU ỨNG CHÁY NỔ

Ban đầu, nhóm làm kỹ xảo đã có ý định cải tiến máy bắn đá để tạo ra hiệu ứng vụ nổ trên mặt nước. Tuy nhiên, khi tiến hành hậu kỳ, họ quyết định thêm chút màu sắc như vẫn thường thấy ở lửa – màu xanh lục.

Nhân vật Bronn đã bắn một mũi tên lửa khiến cho đám cháy lan rộng trên mặt nước, kéo đến tận tàu của Stannis.

Hiệu ứng tạo đám cháy này được thực hiện bởi Công ty Kỹ xảo Pixomondo.

Bên cạnh hiệu ứng lửa, hiệu ứng nước cũng được sử dụng xuyên suốt trong các tập phim. Các cảnh khói lửa trên chiến trường đều là hiệu ứng hình ảnh tạo ra bằng máy tính.

Ví dụ, trong một cảnh phim, công ty Rodeo FX đã ghép cảnh con tàu với cảnh biển, sau đó họ đã tạo ra ngọn lửa trên cánh buồm bằng phần mềm Houdini.

Ngoài Rodeo FX, kỹ xảo trong phim còn được thực hiện bởi các công ty VFX như Peanut FX (Anh), Gradient Effects (Mỹ) và Spin VFX (Canada).

HIỆU ỨNG TẠO ĐÁM ĐÔNG

Cảnh quay đội quân Bolton hùng hậu

Để thể hiện khung cảnh chiến trường với hàng vạn quân lính, kỹ thuật tạo hiệu ứng đám đông là điều không thể thiếu.

Massive, một plug-in được phát triển bởi Weta Digital, chúng tạo ra một đám đông gồm những người kỹ thuật số để lấp đầy cảnh quay, và những “người” này hoàn toàn có khả năng di chuyển độc lập.

Trong Game of Thrones, những diễn viên chính (là người thật) thực hiện cảnh quay trên một hòn đảo ở Bắc Ireland. Quân lính kỹ thuật số, ngựa kỹ thuật số, vũ khí và cờ đều được lồng ghép vào phim nhờ phần mềm Massive.

Các cảnh chiến đấu diễn ra vào ban đêm cũng được sử dụng bằng phần mềm Houdini hoặc plug-in Nuke.

>>>> Có thể bạn quan tâm:

Kỹ thuật chiếu sáng trên phim trường

Phân biệt CGI và VFX

KỸ THUẬT LÀM MỜ

Bối cảnh trong Game of Thrones rất đa dạng, từ miền bắc lạnh lẽo tuyết phủ quanh năm của Westeros cho đến thành phố sa mạc nóng nực của Qarth. Để thế giới trong Game of Thrones trông sống động như thật, họa sĩ kỹ thuật số Sven Sauer đã cùng đồng nghiệp của mình sử dụng kỹ thuật làm mờ để tạo ra những khung cảnh hư cấu như King Landing, Dragonstone, Qarth và Harrenhall.

Bên cạnh đó, nhóm của Sauer còn khéo léo kết hợp phông nền xanh và khung cảnh thực để tạo ra những cảnh quay chân thực như cách diễn viên đang được diễn xuất tại nơi đó.

Khi được sử dụng chính xác, kỹ thuật vẽ mờ sẽ đem lại một bức tranh đầy màu sắc kỷ niệm và quá khứ.

MÔ HÌNH NHÂN VẬT BẰNG MÁY TÍNH

Hai giám sát viên VFX – Steve Kullback và Joe Bauer nói rằng họ đã tạo ra những con rồng trong phim từ hình tượng cá sấu, dơi, thằn lằn và cóc gai. Và đây cũng chính là một yếu tố thu hút khán giả.

Chú rồng được tạo ra hoàn toàn bằng các phần mềm máy tính

Trong bức ảnh trên, con rồng đang nằm gối đầu lên đùi của Daenerys, thực tế nhóm kỹ xảo đã sử dụng một hình nộm màu xanh lá cây để thay thế. Sau đó, da và vảy mô phỏng loài rồng thật được thêm vào để tạo nên một con rồng hoàn chỉnh. Công đoạn này được thực hiện bởi Công ty Pixomondo.

Những nhà làm phim hoạt hình đã xử lý các chi tiết như da, vảy và những chi tiết khác của rồng bằng phần mềm 3Ds Max.

Pixomondo đã nghiên cứu kịch bản phân cảnh, tìm kiếm thông tin trên Internet và thu thập những bức ảnh lớn chụp các loài động vật hoang dã để áp dụng cho các thiết kế của mình. Kết quả là chú rồng có sải cánh dài hơn 12 mét và thở ra ngọn lửa dài trên 15 mét. Về cách bay của rồng được mô phỏng từ cách bay của dơi, cú, đại bàng.

Hy vọng rằng với những thủ thuật VFX điển hình được các nhà làm phim phim “Game of Thrones” chia sẻ các bạn sẽ khám phá ra những điều thú vị của ngành VFX.

Khám phá khóa học ADVFX (Advanced Diploma in Viusal Effects) của Học viện MAAC: tại đây

Nguồn: animationkolkata

SIGN UP FOR FREE

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ