Định nghĩa VFX và vai trò của VFX trong ngành công nghiệp hậu kỳ

Visual Effects – VFX (Kỹ xảo điện ảnh) được biết đến là “cánh tay phải đắc lực” trong quá trình tạo ra sản phẩm trong lĩnh vực Truyền thông – Giải trí. Đa số mọi dự án lớn nhỏ hiện nay từ phim ảnh, quảng cáo, MV ca nhạc,… đều có sự tham gia của đội ngũ VFX. Để hiểu rõ hơn về ngành nghề hiện đại này, hãy cùng Học viện MAAC tìm hiểu một số thông tin hữu ích về VFX dành cho người mới dưới đây!

VFX là gì?

Thời đại 4.0, sự quan tâm của các “mọt phim” đều đổ dồn vào những thể loại như kỳ ảo, siêu nhiên, kinh dị hay hành động,… minh chứng rõ nhất chính là các “bom tấn” của Marvel hay Netflix ngày càng khai thác sâu hơn về các đề tài này và luôn được khán giả đề cập đến như một “món ăn ngon” thường ngày.

Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng những bộ phim chứa các cảnh biến hình “ảo diệu”, cảnh nổ bom, lật xe, kinh dị,… được thực hiện như thế nào trong quá trình làm phim? Câu trả lời chính là hoàn toàn dựa vào VFX. Hầu hết, những shot phim kể trên đều không thể thực thiện 100% bởi dàn cast ở tại phim trường, mà được hoàn hiện bởi đội ngũ VFX ở công đoạn hậu kỳ.

Vì vậy, hiểu rõ hơn về VFX chính là “chìa khóa” duy nhất để các bạn trẻ yêu thích ngành công nghiệp hậu kỳ có được nền tảng vững chắc khi bước chân vào ngành và dễ dàng thăng tiến với vị trí mong muốn.

Theo đó, Visual Effects – VFX (Kỹ xảo Điện ảnh) là quá trình thực hiện và xử lý các hiệu ứng hình ảnh, dựa trên sự kết hợp với các cảnh quay thật được thực hiện trên phim trường. Việc ứng dụng VFX vào các tác phẩm điện ảnh giúp đoàn làm phim tiết kiệm được một khoảng thời gian và chi phí khổng lồ, cũng như góp phần hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra đối với diễn viên.

Nói một cách dễ hiểu, VFX làm cho những điều không có thật trở nên thật nhất. Còn nói một cách hoa mỹ hơn, VFX giúp các nhà sản xuất hiện thực hóa những điều không tưởng mà có khi đến bạn cũng không thể tưởng tượng.

Các thể loại nổi bật trong VFX

Ở thế giới của những nhà kỹ xảo, VFX luôn “muôn hình vạn trạng” và phải được chia thành nhiều mảng nhỏ để có thể tạo nên một shot phim VFX chỉn chu, hoàn mỹ. Trên thực tế, trong một đội ngũ VFX thường có rất nhiều công đoạn khác nhau. Dưới đây là một số thể loại phổ biến trong VFX mà bạn cần phải biết:

  1. CGI – Computer Generated Imagery

CGI – Computer Generated Imagery là thuật ngữ chung để mô tả những kỹ thuật VFX được tạo ra bằng phần mềm máy tính. CGI được sử dụng để chỉ các hình ảnh đồ họa máy tính, có thể dưới dạng 2D hoặc 3D, tuy nhiên, CGI thường gắn liền với 3D VFX.

Tạo hình 3D (3D Modeling) là quy trình được nhắc đến nhiều nhất trong CGI. Đây là quá trình tạo ra bản 3D của bất kỳ vật thể, bề mặt hay bối cảnh môi trường xung quanh nào trong phim ảnh hoặc các video. CGI VFX được nhận biết dễ dàng nhất khi các nghệ sĩ sử dụng chúng để tạo ra những thứ không có thật, chẳng hạn như hình ảnh về quái vật. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn được ứng dụng để tạo nên những khung cảnh vô cùng tinh tế và chân thật, đó có thể là hình ảnh một sân vận động đầy ắp đám đông cổ vũ, một khu rừng hay bất kỳ nơi nào mà đoàn làm phim không thể quay một cách trực tiếp. Ngoài ra, CGI còn có thể khiến cho một diễn viên trông trẻ hơn tuổi thật, chẳng hạn như nhân vật của Robert De Niro trong tác phẩm The Irishman.

  1. Compositing

Compositing là công đoạn kết hợp những cảnh quay thật trên phim trường với những hình ảnh được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau thông qua VFX, giúp người xem có cảm giác như thể chúng đều được thực hiện trên cùng một góc quay, màu sắc và ánh sáng. Compositing có rất nhiều công đoạn khác nhau, trong đó như Rotoscoping, Keying, Matchmoving, Matte Painting, Tracking, Rig RemovalCGI Compositing.

Những người làm Compositing được ví như “phù thủy trên màn ảnh” bởi thông qua bàn tay tài năng của họ, những hình ảnh xuất hiện trong phim trở nên diệu kỳ một cách hoàn toàn tự nhiên, khiến người xem tin rằng tất cả những gì họ thấy hoàn toàn là thật.

  1. Motion Capture (Mocap)

Motion Capture (gọi tắt là Mocap), được biết đến là công nghệ bắt chuyển động của người hoặc vật. Đây là quy trình ghi lại những chuyển động sau đó đưa vào máy tính xử lý, sản phẩm được tạo ra cuối cùng là những hình ảnh chuyển động do máy tính tạo ra.

Công nghệ Motion Capture dựa chủ yếu vào những cảm biến hoặc các bộ đồ bắt chuyển động được gắn trên người diễn viên nhằm mục đích ghi lại các chuyển động một cách chính xác và chân thật nhất. Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ được áp dụng trên diễn viên mà còn được dùng để ghi lại chuyển động của camera, giúp cho các hình ảnh và nhân vật nhận được cái nhìn cận cảnh và cụ thể hơn từ các góc quay.

Vai trò quan trọng của VFX trong ngành công nghiệp hậu kỳ – bên cạnh 3D Animation và Games

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu, đa số các ngành nghề truyền thống đều phải “dậm chân tại chỗ”. Thế nhưng trái ngược với sự đình trệ đó chính là sự tăng trưởng vượt trội của ngành công nghiệp Truyền thông & Giải trí. Đặc biệt, VFX đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm nghe – nhìn độc đáo trên các nền tảng Streaming như Netflix, Apple TV, HBO Max hay Disney Plus,… mang tính đột phá cao, giúp thay thế sự hiện diện của yếu tố con người trong bối cảnh giãn cách xã hội đang ngày càng siết chặt.

Như đã đề cập trên, sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0 đã khiến cho khuôn khổ của VFX không còn bị giới hạn trong những dự án phim điện ảnh bom tấn hoành tráng, được đầu tư hàng triệu USD, mà ngay cả trong những sản phẩm quảng cáo, thương mại, MV ca nhạc có thời lượng cực ngắn cũng đang được chăm chút, đầu tư về kỹ xảo. 

Bên cạnh đó, VFX với 3D Animation và Games luôn có sự liên quan chặt chẽ khi các thước phim Cinematic muốn đạt đến đẳng cấp mãn nhãn nhất thì 100% phải có sự góp mặt của các hiệu ứng VFX. Vì vậy, một điều chắc chắn rằng Kỹ xảo điện ảnh luôn đóng vai trò quan trọng trong khâu sản xuất phim hoạt hình và trò chơi điện tử.

Đoạn phim ngắn giới thiệu game Liên quân mobile được thực hiện 100% bởi người Việt với chất lượng tầm cỡ quốc tế do Rare Reversee phụ trách chính

Tại thị trường Việt Nam, VFX đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ khi được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Truyền thông & Giải trí. Các sản phẩm phim điện ảnh, MV, TVC quảng cáo,… ngày càng được đầu tư mạnh tay về khâu sản xuất hậu kỳ, đặc biệt là làm hiệu ứng kỹ xảo để tạo nên những thước phim chỉn chu, chất lượng nhất.

Phân đoạn chiếc xe bị nổ trong rừng được thực hiện kỹ xảo nhiều nhất trong toàn bộ MV “Gặp nhưng không ở lại” vì đây là cảnh nguy hiểm và đoàn phim không được phép gây cháy nổ

Không chỉ nhận được sự mê mẩn của khán giả, mà đối với người trong nghề, ứng dụng của VFX trong lĩnh vực truyền thông – giải trí cũng được đánh giá cao và được nhận định là có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn. Tại buổi Talkshow Nghề Phim – Trò chuyện với Thế hệ Z vào ngày 04.09.2021, Đạo diễn Kawaii Tuấn Anh chia sẻ: “Không chỉ đơn thuần xuất hiện ở các bộ phim điện ảnh có thời lượng dài, mà ngay cả các sản phẩm ngắn như MV hay TVC cũng đều cần sự can thiệp của yếu tố VFX. Chẳng hạn như đối với MV “Gặp nhưng không ở lại”, ekip đã dành ra hơn 2 tháng để hoàn thành các phân cảnh VFX cho MV với thời lượng chỉ chưa đầy 5 phút.

Và cũng tại buổi giao lưu này, Đạo diễn đình đám màn ảnh Việt là Võ Thanh Hòa cũng khẳng định tầm quan trọng của VFX mà anh nhận ra trong quá trình làm nghề: “Từ những thứ đơn giản như phần chạy chữ tên phim, hiệu ứng chuyển cảnh, cho đến những phân cảnh phức tạp như cháy, nổ,… đều cần đến sự hỗ trợ của VFX.

Một số ví dụ điển hình minh chứng cho việc VFX cần thiết không chỉ ở phim ảnh mà còn ở các khía cạnh khác như thương mại, quảng cáo:

Video quảng cáo của Bio-acimin

Các quảng cáo về dược phẩm thường nêu khá nhiều công dụng trong khoảng thời gian ngắn với các shot hình thực tế. Tuy nhiên, Bio-acimin đã biến hóa nội dung khô khan thành phim quảng cáo 2 phút 30 giây kể về chuyến phiêu lưu đầy màu sắc của các chiến binh “giải cứu” hệ tiêu hóa. Chuyến phiêu lưu đó được ekip thực hiện quay trên phông xanh (Green Screen) và ứng dụng các kỹ thuật xử lý hậu kỳ để câu chuyện trở nên sống động và vô cùng thú vị, phù hợp với nhóm đối tượng trẻ em thích xem quảng cáo.

MOMO vẫn liên tục tiếp cận khán giả bằng quảng cáo bắt mắt, đầy đủ thông điệp chỉ với một nhân vật được quay trên phông nền xanh. Nguồn ảnh: Momo

Tạm kết

Như vậy, bài viết này đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin cơ bản về VFX là gì, các thể loại VFX và các vai trò quan trọng của VFX trong lĩnh vực truyền thông – giải trí. Hy vọng thông tin trên sẽ đem lại cho các tín đồ đam mê kỹ xảo có được nhiều kiến thức bổ ích. Và đừng quên ghé đến chuyên mục Cẩm nang VFX cho người mới để xem được nhiều bài viết bổ ích được cập nhật hàng tuần tại website MAAC nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGÀNH HỌC VISUAL EFFECTS MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Tổng hợp cẩm nang VFX dành cho người mới các kỳ (cập nhật liên tục):

Kỳ 3: Trở thành VFX Artist chuyên nghiệp: Học ở trường hay tự học là đủ?

Kỳ 4: Quy trình sản xuất VFX và những vị trí quan trọng trong team VFX

SIGN UP FOR FREE

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ