Không gian học thuật chuyên sâu dành riêng cho các bạn Học viên MAAC tiếp tục được diễn ra trong năm với Case Study: VFX Breakdown MV “Skyler” (Sơn Tùng M-TP). Chương trình được tổ chức bởi Học viện MAAC, CLB Filmnista phối hợp cùng Bad Clay Studio vào ngày 02.04 vừa qua đã mang đến nhiều kiến thức mới lạ, những tips làm việc hiệu quả cùng những câu chuyện bí mật về nghề đầy thú vị.
Chương trình có sự tham gia của các Mentor đến từ Bad Clay Studio: Anh Thierry Nguyễn – Owner/Art Director, Anh Tín Nguyễn – CG Supervisor, Anh Huy Shina – Animator, Chị Hillary Hương Vũ – Compositor và Anh Đạt Nguyễn – Compositor.
MỘT DỰ ÁN, HAI THÁNG HOÀN THÀNH VÀ 100% EKIP VIỆT
Free Fire được biết đến là một trong những tựa Game do 111 Dots Studio phát triển và Garena phát hành. Free Fire đã có nhiều màn hợp tác thành công cùng các nhân vật nổi tiếng như siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo, DJ Alok, DJ KSHMR, diễn viên Bollywood Hrithik Roshan… Gần đây nhất, nhân vật Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong Free Fire mang tên Skyler được lấy cảm hứng từ Sơn Tùng M-TP đã mang đến nhiều điều đáng mong chờ cho người chơi Việt Nam.
Với ứng dụng công nghệ Motion Capture đạt chuẩn Hollywood, Free Fire đã kết hợp với Bad Clay Studio để tạo ra nhân vật Skyler (Sơn Tùng M-TP) mang phong cách chất lừ bằng 3D, CGI và VFX.
“Dự án MV Skyler có hơn 30 shot VFX, khoảng 25 shot full CG và làm việc liên tục trong vòng 2 tháng với đội ngũ hơn 20 người. Đặc biệt, đây là dự án mà Free Fire tin tưởng giao cho 100% ekip người Việt làm thay vì ekip người Pháp như ý định ban đầu.”
Anh Thierry Nguyễn – Owner/Art Director tại Bad Clay Studio
Từ lúc nhận brief đến khi hoàn thành chỉ gói gọn trong vòng 2 tháng. Anh Thierry Nguyễn chia sẻ: “Để đảm bảo kịp tiến độ công việc, không chỉ riêng với dự án Skyler mà đối với bất kỳ dự án nào, chúng ta cần phải biết cách sắp xếp thời gian, nguồn lực và dự đoán được những tình huống bất ngờ có thể xảy ra”.
Chẳng hạn, khách hàng yêu cầu nhân vật Skyler phải thể hiện vũ đạo giống với Sơn Tùng M-TP nhất bằng phương pháp mocap. Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm việc qua nhiều dự án, Bad Clay Studio có thể không cần dùng đến mocap mà dùng kỹ thuật Rotoscopy sẽ chỉnh sửa được các shot nhanh hơn, đơn giản hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Bên cạnh câu chuyện về nguồn lực, tìm phương án phù hợp nhất cho một dự án, cũng có những câu chuyện đáng nhớ phía sau hậu trường được các anh chị Mentor của Bad Clay bật mí.
Thông thường, mỗi dự án khi thực hiện xong sẽ gửi cho khách hàng feedback nhưng với Skyler, thời gian gấp rút nên khách hàng đã tới công ty, trực tiếp ngồi cùng Artist để feedback. Anh Thierry Nguyễn chia sẻ: “Điều thú vị trong dự án này là sự tham gia feedback trực tiếp của khách hàng. Có lúc, Bad Clay còn tưởng khách hàng sẽ ngủ lại công ty cho kịp thời gian hoàn thành dự án”.
Các bạn học viên thích thú khi được nghe những bí mật đằng sau hậu trường của nghề
NHỮNG VỊ TRÍ HIẾM AI BIẾT ĐẾN TRONG DỰ ÁN SKYLER
Đối với một dự án thực tế như MV “Skyler”, không đơn thuần dừng lại ở các khâu chính như Modeling, Texturing, Rigging,… mà các bạn từng biết. Để đạt được hiệu quả cao trong công việc, các dự án thực tế còn có thêm nhiều khâu nhỏ khác nhưng vô cùng quan trọng. Đơn cử, sự xuất hiện của các vị trí Roto Anim trong khâu Animation, Shot Sculpt trong khâu Modeling, CG On set,…
Với vị trí Roto Anim trong khâu Animation, khách hàng sẽ đưa reference (các mẫu tham khảo) là một đoạn clip để các Artist thực hiện chuyển động nhân vật như trong clip đó. Còn ở vị trí Shot Sculpt trong khâu Modelling, các Artist sẽ dựa vào reference và làm lại đúng với 100% tỉ lệ đã được đề xuất. Điểm khó trong dự án Skyler là tạo ra được nhân vật không chỉ giống ngoại hình mà thần thái và style cũng phải giống với Sơn Tùng M-TP.
Phân cảnh nhân vật Skyler thực hiện những vũ đạo đậm chất Sơn Tùng M-TP
Anh Huy Shina – Anim Lead chia sẻ: “Những cách nhấn nhá, bước nhảy theo điệu nhạc của Sơn Tùng M-TP mang nét đặc trưng riêng nên bản thân mình là một người làm Anim phải xem rất nhiều video để ngấm dần phong cách ấy”.
Bên cạnh đó, vị trí CG On set là một trong những vị trí không thể thiếu ở hầu hết các dự án. CG On set sẽ do bạn thuộc khâu Compositing thực hiện. Trong khâu này, các bạn sẽ ra hiện trường hỗ trợ các shot quay cần thực hiện 3D, VFX cho Đạo diễn và D.O.P (Director of Photography). Cụ thể, Compositor sẽ tư vấn cho Đạo diễn các shot cần track trên phông xanh, cách track như thế nào để dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian hay góc máy đó có phù hợp không.
Anh Đạt Nguyễn – Compositor tại Bad Clay Studio. Anh cũng là người giữ nhiệm vụ tham gia CG On set trong hầu hết các dự án.
Anh Đạt Nguyễn nhớ như in những kỷ niệm ngày đầu on set cùng đoàn: “Đi on set cùng đoàn tuy cực mà rất vui. Ở đó, mình nhìn thấy được sự nhiệt huyết và cách giải quyết vấn đề của các anh chị trong đoàn phim. Dù cảnh quay khó đến thế nào cũng sẽ nghĩ ra được phương án để hoàn thiện tác phẩm tốt nhất. Nhờ vậy tinh thần và trách nhiệm của mình cũng được tăng lên cao.”
BỎ TÚI NHỮNG TIPS QUAN TRỌNG TỪ DỰ ÁN THỰC TẾ
Đồng hành với học viên MAAC, các anh chị Mentor không chỉ chia sẻ quy trình thực hiện dự án MV “Skyler” cực kỳ chi tiết mà còn mang đến những tips quan trọng được đúc kết từ dự án thực tế.
Proxy – một trong những khái niệm được các bạn quan tâm và đặt nhiều câu hỏi với anh chị Mentor. Khi thực hiện những scenes nặng, Proxy sẽ có các kỹ thuật hỗ trợ tốc độ tải file, làm giảm bớt dung lượng dữ liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiết kiệm thời gian. Đây cũng là điều các bạn làm VFX và 3D Animation cần quan tâm tới để tối ưu hóa thiết bị làm việc.
Anh Huy Shina – Anim Lead tại Bad Clay Studio giúp các bạn phân biệt sự khác nhau của Proxy trong Animation và Proxy trong Render
Proxy được dùng để tạo ra các chức năng khác nhau giúp tối ưu hóa cách làm việc. Proxy trong Animation cắt bỏ những thứ không cần thiết để các scene không bị quá tải. Vì team Animation không chỉ làm việc trên nhân vật mà còn làm việc trên cả background. Ví dụ: có một vài shot background phía sau Sơn Tùng là cảnh thành phố đã rất nặng nên phải làm giảm file Rigging và Model xuống vừa đủ thì mới có thể tối ưu công việc và tiết kiệm thời gian.
Chị Hillary Hương Vũ – Compositor tại Bad Clay Studio
Compositing là khâu gần cuối của công đoạn làm hậu kỳ. Những người làm Composting sẽ gom các file Lighting, Animation, Render,… lại và “phù phép” cho chúng đẹp hơn. Một tips nhỏ để các bạn làm Compositing tốt hơn chính là rèn luyện khả năng quan sát. Bạn có thể quan sát từ đời thực, từ hình ảnh hay từ những bộ phim mình yêu thích để thành phẩm của bạn trông chân thực hơn, bắt mắt và cuốn hút hơn.
Ngoài ra, các anh chị đã giúp các bạn học viên giải đáp thắc mắc khi muốn định hướng lựa chọn theo đuổi con đường chuyên môn Compositor, Compositing Technical hay Animator.
Anh Tín Nguyễn – CG Supervisor tại Bad Clay Studio
Anh Tín Nguyễn đưa ra lời khuyên: “Đa số các vị trí trong VFX nói chung và Compositor nói riêng không nhất thiết phải biết code. Tuy nhiên, kỹ năng code là một vũ khí lợi hại cho Artist phát triển lên những vị trí đặc thù hơn được biết tới như Technical Artist hay Technical Director”.
Bạn Nguyễn Minh Luân – Lớp M2009A2 chia sẻ: “Mình có tự tìm hiểu thêm và biết một chút về các kỹ thuật mà anh chị đã chia sẻ trong hôm nay. Mặc dù khi đi vào chuyên sâu từng mảng sẽ khá phức tạp nhưng đó cũng là thử thách mà mình muốn chinh phục. Mình hy vọng sẽ có thêm các buổi phân tích VFX Breakdown cho MV hoặc phim như thế này.”
Các bạn học viên hào hứng đặt những câu hỏi chuyên sâu về nghề dành cho các anh chị Mentor
Cùng chụp hình lưu niệm với nhau nào!
Cảm ơn đơn vị Bad Clay Studio đã đồng hành cùng Học viện MAAC trong các chương trình học thuật. Cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian tìm hiểu và lắng nghe những chia sẻ của các anh chị Mentor đến từ Bad Clay Studio.
Vì đây là chương trình dành riêng cho Học viên MAAC, để xem lại toàn bộ chương trình, mời các bạn đăng ký theo form: tại đây