Sáng ngày 29.02 vừa qua, Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC đã tổ chức thành công sự kiện MAAC Expert Talk #4: Broadcast Design – Ngành học trendy trong Thiết kế truyền hình, làm phim và quảng cáo với sự tham gia của 3 khách mời đặc biệt: Đạo diễn Võ Minh Trí, 3D CG Artist Quentin Persyn, thầy Subhajit Adhikary và nhiều bạn trẻ yêu mến lĩnh vực Truyền thông & Giải trí.
Đến với sự kiện lần này, các bạn không chỉ được lắng nghe những chia sẻ và có cái nhìn tổng quan về ngành mà còn được trực tiếp tham gia tranh luận cùng các diễn giả với khá nhiều vấn đề không của riêng ai.
NGÀNH HỌC “CHẤT LỪ” ĐI TỪ QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI ĐẾN TƯƠNG LAI
Trước sức hấp dẫn và nhu cầu giải trí bằng việc thưởng thức những hình ảnh chuyển động, các clip motion graphics,… ngành học Broadcast Design đang trở thành một trong những xu hướng tiếp cận khách hàng hữu hiệu nhất hiện nay.
Broadcast Design được gọi là ngành học sáng tạo mang câu chuyện từ “quá khứ, hiện tại đến tương lai”
Đạo diễn Võ Minh Trí chia sẻ quan điểm cá nhân về định nghĩa Broadcast Design: “Thực ra ngành Broadcast Design cũng chỉ mới được gọi tên trong khoảng thời gian gần đây. Trước kia, có khá nhiều công việc tôi đã từng làm qua liên quan đến ngành nhưng chưa được gọi tên. Bản thân tôi cho rằng đây là ngành học “quá khứ – hiện tại – tương lai”. Câu chuyện trong quá khứ đó là lúc tôi làm các chương trình truyền hình mua lại từ at quốc tế như The Voice (Giọng hát Việt), Dancing with the Star (Bước nhảy hoàn vũ),…
Thời điểm đó để làm trailer, teaser hay các hình ảnh trong show đồng hành là chuyện cực kỳ khó. Bộ nhận diện thương hiệu cho chương trình phải thống nhất với nguyên bản, mà tiếng Việt lại có dấu nên hiệu chỉnh như một cực hình đối với các Designer. Tiếp đến, các TVC quảng cáo về dự án chung cư, nhà ở. Bạn phải rao bán trước khi căn nhà ấy được xây lên. Muốn rao bán thì phải có hình ảnh, video clip minh họa để người mua hình dung ra họ sẽ mua được sản phẩm như thế nào? Chỉ một phần mềm sketchup thời ấy đã làm chúng tôi vật vã chạy deadline.
Hình ảnh không như trong tưởng tượng, các ngôi nhà chỉ là những hình khối rất thô. Còn câu chuyện ở hiện tại, đơn giản là các bạn đã có rất nhiều công cụ hỗ trợ và điều các bạn cần làm là liên tục sáng tạo và vận dụng thật tốt. Nếu ngày xưa chúng tôi phải canh suốt đêm để lấy được giọt sen đọng trên lá ở góc đẹp nhất thì giờ đây các bạn không cần mất thời gian như vậy. VFX, 3D,… có khi làm còn đẹp hơn thế, lung linh hơn thế nữa. Sự chuyển giao từ quá khứ đến hiện tại là những bước phát triển vượt bậc”.
Anh Quentin Persyn đến từ Bonjour Saigon Post-Production tiếp lời: “Với tôi thì Broadcast Design là ngành học của sự chuyển động, sự kết hợp hài hòa giữa tư duy thẩm mỹ, tính sáng tạo và khả năng vận kỹ thuật chuyên môn. Hầu hết các bạn làm Broadcast Design đều phải nắm được ý tưởng, biết tư duy màu sắc để tạo mood cho sản phẩm và biết dùng các phần mềm làm 3D, VFX”.
“Theo thống kê, hiện nay đã có hơn 51 tỉnh tại Việt Nam có đài truyền hình riêng, nhiều hộ gia đình có đủ kinh tế để đầu tư thiết bị thu phát sóng ngay tại nhà. Bên cạnh đó, nhu cầu giải trí trên các nền tảng di động (Laptop, Smartphone,…) và trên các kênh phát sóng Online cũng tăng lên đáng kể hơn một thập kỷ qua”. – Thầy Subhajit Adhikary chia sẻ.
BROADCAST DESIGN – SỰ ĐA DẠNG TRONG NHIỀU LĨNH VỰC
Nhiều bạn trẻ vẫn băn khoăn chưa xác định được học ngành Broadcast Design cụ thể sẽ làm được những gì? Để trả lời cho câu hỏi không của riêng ai, thầy Subhajit Adhikary đã mở ra một thiên đường cơ hội nghề nghiệp cho các bạn.
Sẽ có khá nhiều vị trí tuyển dụng mà các bạn có thể tham khảo sau đây: Motion Graphics, Video Editor, 2D/3D Motion Graphics Artist, Graphic Designer, Corporate presentation Specialist, 3D CG Artist, 3D Modelling Artist, VFX Artist,…
Sau khi hoàn thành chương trình học Broadcast Design các bạn đều có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực với nhiều vị trí khác nhau.
Bên cạnh đó, các diễn giả đã đưa ra lộ trình có 1-0-2 nhằm giúp các bạn chuẩn bị cho một sự nghiệp vững chắc trong tương lai.
Lộ trình khai thác ngành học Broadcast Design có 1-0-2 của các diễn giả.
Giai đoạn KHÁM PHÁ:
Trước hết, các bạn cần khám phá chính mình để biết được mình có phù hợp với ngành hay không. Cách tốt nhất để khám phá chính là Trải nghiệm.
“Chúng ta nên đào sâu tìm hiểu và trải nghiệm nhiều hơn nữa từ những gì mình đã từng làm từ điều đơn giản nhất. Như vậy bạn mới xác định được đâu là đam mê của mình”. – Anh Quentin Persyn chia sẻ.
Giai đoạn RÈN LUYỆN:
Khi đã xác định được đam mê, việc của bạn là rèn luyện liên tục. Kiến thức và sự phát triển của xã hội chưa bao giờ dừng lại để chờ một ai cả mà chúng luôn tiến dần lên phía trước. Broadcast Design cũng như vậy. Có rất nhiều cách để các bạn rèn luyện như học online, học trực tiếp tại các trung tâm, học trong chính công việc nhỏ nhất tại công ty hay đoàn phim,…
Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chương trình chuyên sâu, bài bản từ cơ bản đến nâng cao ngành học Broadcast Design. Đây cũng sẽ là nơi để bạn thỏa sức học tập và rèn luyện kỹ năng cho mình cùng những chuyên gia gạo cội của ngành.
Giai đoạn PHÁT TRIỂN:
Khi có được nền tảng cho mình, bạn cần chinh phục những đỉnh cao hơn trong công việc và cuộc sống. Các dự án càng khó càng là thách thức để các bạn vượt qua. Những dự án khó được hiểu là dự án bạn chưa từng thực hiện bao giờ và bạn cần tìm hiểu sâu thì mới có thể làm được. Từ những thử thách này mà các bạn sẽ ngày càng phát triển và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình ở hiện tại.
“Từ những kiến thức mà mình đã gom nhặt được trong quá trình học tập, rèn luyện, trải nghiệm,… Hãy làm dự án của bạn bằng nhiều phương án nhất có thể để khách hàng có thêm sự lựa chọn và thấy được sự đầu tư cũng như chất lượng tốt nhất mà bạn đã mang lại.” – Anh Võ Minh Trí chia sẻ.
ĐỂ HỌC BROADCAST DESIGN – CẦN THÊM CHÚT “HỮU XẠ TỰ THIÊN HƯƠNG”
Theo anh Võ Minh Trí, một bạn làm Broadcast Design cần có “hữu xạ tự thiên hương” thì sẽ phù hợp hơn với ngành. Điều này có nghĩa là trong những ý tưởng của các bạn thể hiện được nét cá tính riêng và trong các sản phẩm bạn tạo ra có được màu sắc chỉ riêng bạn có. Đây là điều mà không ai có thể giống được bạn.
Anh Trí dí dỏm: “Khi mà bạn đạt tới trình độ sáng tạo mà tối cũng tạo nghĩa là nghề đã thấm nhuần vào tư tưởng và trở thành gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của bạn rồi”.
Khép lại sự kiện, các bạn tham dự được trao đổi thêm chi tiết chương trình học Broadcast Design và tham quan Học viện MAAC.
Cùng ngắm nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại sự kiện nhé!
Cùng tranh luận về đề tài “Làm thế nào để khám phá bản thân”
Bạn Tường Vi băn khoăn: “Trước sự hào nhoáng của ngành học Broadcast Design, bản thân em cũng thực sự rất thích nhưng vẫn chưa xác định được đây có phải đam mê không hay chỉ dừng lại ở thích?”
“Hãy nhớ lại mỗi ngày em dành thời gian bao lâu cho công việc mình yêu thích và có lặp lại thường xuyên hay không? Nếu một ngày không làm em cảm thấy bứt rứt, khó chịu thì đó là “mầm mống” của đam mê đấy!” – Anh Đinh Trí Dũng giải đáp câu hỏi của các bạn tham dự.
Những bó hoa tươi thắm gửi tặng đến các diễn giả. Cám ơn các anh đã mang đến những chia sẻ quý báu về ngành.
Bài viết: Thủy Tiên