Trong một số trường hợp, người ta có thể sử dụng thiết kế diện mạo của một nhân vật để “cá nhân hóa” tính cách cũng như tâm lý của nhân vật ấy. Chính vì vậy, lợi thế chân thực và gần gũi của 3D Animation cho phép các 3D Artist thỏa sức tạo ra những nhân vật 3D với diện mạo độc đáo. Một nhân vật 3D thành công phụ thuộc vào việc thiết kế ấy có làm nổi bật tính cách và tâm lý của nhân vật hay không. Hãy cùng MAAC Việt Nam tìm hiểu những giải pháp sao cho thiết kế của một nhân vật 3D trở nên chân thực nhất có thể trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn ảnh: ign.com
Vậy, nhân vật 3D có những lợi thế gì so với nhân vật 2D?
Như đã nói, kỹ thuật thiết kế nhân vật 3D cho phép các 3D Artist tự do sáng tạo nên hình thể nhân vật với nhiều góc độ hơn, giúp tạo hiệu ứng thị giác tốt hơn. Việc được tác động vào yếu tố màu sắc, đổ bóng, hiệu ứng, môi trường xung quanh cũng góp phần tác động vào chuyển động và tạo hình của nhân vật. Từ đó, sự chân thực và gần gũi của thiết kế sẽ được cải thiện hơn so với tạo hình của các nhân vật 2D.
Nguồn ảnh: artstation.com
Mặc dù vậy, yếu tố chi phí cao cũng như quá trình xử lý hình ảnh lâu hơn so với thiết kế nhân vật 2D chính là bất lợi buộc các 3D Artist phải thích nghi cũng như tìm ra những giải pháp tối ưu nhất đồng thời hạn chế tối đa những lỗi phát sinh trong quá trình thiết kế nhân vật 3D.
Hiểu được điều đó, một số Học viện Đào tạo uy tín và chuyên sâu về 3D Animation như MAAC Việt Nam luôn tìm cách để tối ưu hóa phần kỹ thuật trong các bài giảng của mình để người học có thể tập trung nhiều hơn về mặt sáng tạo và vẫn tiết kiệm được thời gian. Học viên cũng vì thế mà tiếp cận với những giải pháp và kinh nghiệm trong việc khắc phục những thiếu sót có thể xảy ra trong quá trình phát triển nhân vật 3D cho bản thân, chẳng hạn như làm sao để giúp nhân vật mà mình tạo ra trở nên khác biệt so với vô vàn những nhân vật khác.
Đâu là những yếu tố có thể tác động đến tính “cá nhân hóa” của một nhân vật 3D?
Nguồn ảnh: area.autodesk.com
Cần phải nhớ rằng, mọi đặc điểm về tính cách, tâm lý của nhân vật đều có thể được biểu thị bằng thiết kế, bao gồm hình thể và các hiệu ứng thị giác khác. Thông thường, người xem sẽ dễ bị thu hút bởi một nhân vật có đặc điểm nhận dạng đặc trưng, cả về thiết kế lẫn tính cách.
Dưới đây là 3 trong số những yếu tố có khả năng thể hiện rõ tính “cá nhân” mà các Artist có thể áp dụng khi “nhào nặn” một nhân vật 3D:
Thứ nhất: Màu sắc
Màu sắc luôn là một trong những yếu tố tác động chủ quan đến tính chất của một sản phẩm sáng tạo, từ thời trang, kiến trúc cho đến các lĩnh vực liên quan đến thiết kế.
Màu sắc chính là tiếng nói của tiềm thức, bởi nó có thể gợi lên cảm xúc hoặc dẫn dắt nhận thức của người xem. Năm 1969, cuộc khảo sát và nghiên cứu của Tiến sĩ Max Luscher đã chỉ ra rằng, tính chất của màu sắc là khách quan nhưng tính chất của sự vật được tác động bởi một màu sắc nào đó thì lại hoàn toàn là chủ quan.
Nguồn ảnh: potentash.com
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tận dụng màu sắc để biểu thị cho tính cách và tâm lý nhân vật trong 3D Animation. Chẳng hạn như màu đỏ thường được dùng để chỉ tính tình nóng nảy, bộc trực; màu xanh dương để chỉ tâm trạng u buồn, đa sầu đa cảm,…
Tuy nhiên, các 3D Artists cũng cần phải lưu ý về ý nghĩa biểu tượng cũng như quan niệm xã hội ở từng quốc gia, vùng miền trước khi chọn màu sắc chủ đạo cho nhân vật của mình. Ví dụ như màu trắng ở phương Tây đại diện cho sự thuần khiết, nhưng có thể sẽ gợi lên cảm giác đau thương, mất mát nếu được sử dụng cho một nhân vật thuộc về phương Đông.
Nguồn ảnh: webneel.com
Thứ hai: Các đặc điểm nhận dạng
Não bộ con người còn có chức năng phân loại và xử lý thông tin chỉ bằng việc quan sát những đặc điểm nhận dạng của một cá thể. Đó là lý do người xưa có câu “Tâm sinh tướng.” Vì vậy, mọi yếu tố cấu thành nên tổng thể của một nhân vật, bao gồm nét mặt, kiểu tóc, màu tóc, tuổi tác,… đều gây được sự chú ý cho người khác. Bạn hoàn toàn có thể thể hiện sự bực tức của nhân vật mà mình tạo ra chỉ bằng việc tập trung khai thác những cử chỉ cùng giọng nói sao cho nổi bật được điều đó.
Nguồn ảnh: renderhub.com
Ngoài ra, trang phục, phụ kiện đi kèm nhân vật khi được thiết kế cũng phải nổi bật được tính cách của nhân vật. Một nhân vật được thiết kế với trang phục hầm hố cùng những chi tiết nhận dạng như giọng nói đáng sợ, điệu cười ma mãnh,… rất dễ để người xem nhận ra đó là kẻ xấu.
Nguồn ảnh: ign.com
Tất nhiên, đối với lĩnh vực đòi hỏi nhiều tính sáng tạo như 3D Animation, điều đó không đơn giản chỉ là việc đem những yếu tố vật lý và phi ngôn ngữ để diễn đạt nội tâm cũng như tính cách nhân vật. Một 3D Artist giàu kinh nghiệm không những tạo ra nhân vật giàu tính xúc cảm mà còn gợi nhắc đến nhiều yếu tố đặc trưng khác, có thể thúc đẩy người xem tìm hiểu những thứ liên quan.
Thứ ba: Ngôn ngữ hình thể
Cũng giống với yếu tố tạo hình nhân vật, ngôn ngữ hình thể cũng là một cách hiệu quả để biểu đạt trạng thái cho nhân vật. Đối với 3D Animation, ngôn ngữ và chữ viết không thể được sử dụng thoải mái, vì vậy, việc thể hiện cảm xúc, tâm lý nội tâm nhân vật bằng những ngôn ngữ hình thể trong trường hợp này là rất cần thiết.
Nguồn ảnh: reallusion.com
Ví dụ, nếu bạn khắc họa nhân vật 3D là một người luôn khép mình trước đám đông, điều đó sẽ thể hiện đó là một người rụt rè, thiếu tự tin. Ngược lại, nếu muốn thể hiện một nhân vật tự tin, ngạo nghễ, bạn có thể khai thác điều đó bằng cách áp dụng ngôn ngữ hình thể phù hợp cho nhân vật để tương tác trước đám đông.
Cách làm chuyển động nhân vật hoạt hình của hãng Pixar
Thứ tư: Hình dạng, kích cỡ cơ thể
Cũng giống như các yếu tố nhận dạng khác, hình dáng cơ thể là một phương tiện hiệu quả để mô tả đặc trưng tính cách của nhân vật 3D. Mặc dù yếu tố này đã được hình thành từ khi có sự xuất hiện của khái niệm phim hoạt hình 2D, nhưng sự hiệu quả trong việc truyền tải ý nghĩa thiết kế đã giúp cho những lý thuyết này vẫn còn được ứng dụng trong cả kỹ thuật làm phim hoạt hình 3D ngày nay.
Nguồn ảnh: Dream Farm Studios
Cụ thể, người họa sĩ sẽ gán một kiểu nhân vật điển hình với một cơ thể có vóc dáng gần giống với một hình dạng nhất định. Đó có thể là hình học, hình ngẫu nhiên hoặc hình trừu tượng,… tùy thuộc vào mục đích và ý đồ khác nhau của Artist. Ví dụ, một nhân vật được tạo thành từ nhiều hình tròn sẽ mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi; nhân vật từ hình vuông sẽ tạo cảm giác khỏe mạnh, đáng tin cậy; nhân vật có nhiều hình tam giác trên cơ thể sẽ toát lên sự thông minh, bí ẩn,…
Trên thực tế, mọi quy ước về hình dạng nhân vật trong thiết kế đều chỉ mang tính tương đối. Bạn hoàn toàn có thể vận dụng hoặc pha trộn nhiều yếu tố liên quan đến kích cỡ, hình dáng nhân vật để tạo ra những ý đồ riêng biệt của bản thân.
Nguồn ảnh: ign.com
Tạm kết
Mối quan hệ giữa tính cách nhân vật và thiết kế nhân vật luôn là một yếu tố quan trọng mà một 3D Artist cần phải biết và tìm cách ứng dụng. Vì vậy, sẽ thật cần thiết để bạn trau dồi những kiến thức liên quan đến chuyên môn lẫn những ứng dụng thực tiễn về 3D Animation ngay từ bây giờ.
Đến với Học viện Kỹ xảo điện ảnh và Hoạt hình MAAC, bên cạnh những kiến thức chuyên sâu về thiết kế hoạt hình 3D, bạn còn sẽ được theo dõi và tìm hiểu những bài viết tips nhỏ thực tiễn, có thể giúp ích cho bạn trong việc nâng cao kỹ năng cũng như bổ trợ kiến thức vô cùng hiệu quả.
Nguồn tham khảo: dreamfarmstudios.com