3D Lighting và kỹ năng cần thiết để trở thành một Lighting Artist chuyên nghiệp

Ánh sáng là một trong những yếu tố giúp một sản phẩm phim ảnh, hoạt hình hay game trở nên có chiều sâu và chân thật nhất. Là công đoạn không thể thiếu trong mọi quy trình sản xuất VFX-3D-GAMES, cùng MAAC tìm hiểu định nghĩa của Lighting cũng như những kỹ năng cần thiết để trở thành 3D Lighting Artist tại bài viết dưới đây!

3D Lighting là gì?

3D Lighting (Ánh sáng 3D) liên quan đến việc mô phỏng ánh sáng thực tế hoặc ánh sáng 3D như phim hoạt hình và trò chơi điện tử. Bằng cách sử dụng các phần mềm chiếu sáng chuyên dụng và các công cụ kết xuất (render), việc mô phỏng ánh sáng sẽ hoàn thiện những yếu tố như bóng đổ, phản chiếu, điểm nhấn và màu sắc.

Kết hợp giữa kỹ thuật chuyên môn và khả năng sáng tạo, các Lighting Artist sẽ thiết kế ánh sáng ảo và điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với khung cảnh live-action hoặc môi trường 3D. Ánh sáng có khả năng tổng hợp các yếu tố trong một môi trường 3D như kỹ xảo, đạo cụ, nhân vật, môi trường,… theo một tone & mood chung.

Khi thực hiện công đoạn Lighting, các Artist cũng cần xem xét các yếu tố bên ngoài như thời tiết và thời gian trong ngày (ví dụ như ánh sáng mặt trời, ánh trăng, mây che phủ,…) cùng với các nguồn sáng nhân tạo đã có trong scene (ví dụ như nến, đèn đường, đèn xe cảnh sát,…) để tạo ra ánh sáng hợp lý cho phân cảnh.

Cảnh trong phim hoạt hình 3D ‘Đi tìm Nemo’ trước và sau khi được chiếu sáng và kết xuất bởi một nghệ sĩ ánh sáng 3D (Ảnh: Pixar)

3D Lighting hoạt động như thế nào?

3D Lighting vận hành dựa trên các nguyên tắc của điện ảnh và cách hoạt động của ánh sáng thực tế. Được trang bị kiến thức về ánh sáng và khả năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng, các 3D Lighting Artist sẽ tạo ra các luồng ánh sáng ảo sau đó áp dụng các loại kỹ thuật phản xạ, khúc xạ, tán sắc, tán xạ, che khuất,… để hoàn thiện cảnh quay.

Để tạo ra được hiệu ứng ánh sáng, các 3D Lighting Artist thường sử dụng một số phần mềm phổ biến gồm:

Maya: Là phần mềm rendering và lighting 3D tiêu chuẩn được nhiều studio VFX, 3D và Games lớn ưa chuộng sử dụng cho các cảnh quay lớn, phức tạp. Ngoài ra, Maya còn là công cụ hiệu quả dành cho các 3D Modeler và Animator.

Cách sử dụng Maya để chiếu sáng (Nguồn: Maya Learning Channel)

Houdini: Là một trong những công cụ tốt để làm Layout và Lighting. Với Houdini, tất cả các asset cần thiết cho cảnh phim đều có thể được nhập (import) từ các nguồn khác và sẽ hiển thị hiệu quả bằng cách sử dụng Karma và Mantra (công cụ kết xuất tích hợp của Houdini).

Hướng dẫn chiếu sáng với Houdini (Nguồn: Houdini)

Unreal Engine: Là phần mềm “đinh” của nhiều studio chuyên sản xuất Game và thực tế ảo trên thế giới. Sử dụng Lumen (hệ thống chiếu sáng phản xạ và chiếu sáng năng động của UE), Artist sẽ có thể thêm ánh sáng một cách chân thật nhất vào cảnh quay của mình, bao gồm cả việc thay đổi ánh sáng ngoài trời.

Hướng dẫn sử dụng Unreal Engine để thực hiện Lighting (Nguồn: Unreal Engine)

4 loại 3D Lighting mà các Artist thường sử dụng

Để thực hiện công đoạn Lighting một cách hiệu quả và chân thật, các Lighting Artist cũng cần phải quan sát, nghiên cứu các bề mặt ánh sáng khác nhau trong thực tế và sử dụng ánh sáng sao cho phù hợp với cảnh quay. 

Dưới đây là 4 loại Lighting mà các Artist thường sử dụng:

1. Spotlighting 

Spotlighting tưởng tượng nôm na như ánh đèn sân khấu đang rọi vào một đối tượng, ánh đèn sẽ đến từ một nguồn duy nhất, chiếu một hướng theo hình nón và càng đi xa ánh sáng sẽ càng lớn dần. Tương tự với ánh sáng phát ra từ đèn đường, đèn pin hoặc đèn bàn.

Với spotlighting, Artist sẽ phải chọn một giá trị suy giảm của chùm sáng khi đặt đèn, họ sẽ đặt giá trị này vào nơi ánh sáng chiếu vào bề mặt cuối cùng để tạo ra giá trị tương phản sắc nét nhất.

Spotlights cũng được ứng dụng để tạo hiệu ứng 3 điểm sáng thường gặp trong các studio chụp ảnh, gồm:

  • Key light (ánh sáng chính): Nguồn sáng chính rọi thẳng vào vật thể giúp nhận diện đối tượng chính của cảnh.
  • Fill light (ánh sáng phụ): Luồng sáng thứ 2 có cường độ thấp hơn Key Light nhằm làm dịu độ tối, tăng độ sáng của vật thể chính. Fill light không nhất thiết phải là ánh sáng vật lý, nó có thể là bất cứ thứ gì phản xạ lại ánh sáng, chẳng hạn như tường hoặc gương phản chiếu.
  • Backlight (ánh sáng viền): Luồng sáng thứ 3 chiếu từ phía sau vật thể để làm nổi bật phần viền xung quanh vật thể, mang lại cảm giác về chiều sâu tốt hơn.
Ba điểm sáng đang hoạt động trong Disney’s Tangled. (Chú thích của Edu Martin từ blog ‘Lighting Pixels’)

2. Point Lighting

Point Lighting tương tự như Spotlighting nhưng phát ra ánh sáng mọi hướng từ một điểm nhỏ duy nhất, giống ánh sáng mà bạn có thể nhận được từ nến, đèn led hoặc đom đóm. Với Point Lighting, ngoài việc đặt các giá trị suy giảm, 3D Lighting Artist có thể tùy chỉnh độ sáng, màu sắc, kích thước và hình dạng.

Đèn Giáng sinh trong The Smeds và Smoos là một ví dụ về ánh sáng điểm (Ảnh: Magic Light Pictures).

3. Ambient lighting

Không giống như Spotlighting và Point Lighting, Ambient Lighting không có nguồn duy nhất. Trong nhiếp ảnh, đó là ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo đã có tại địa điểm nhiếp ảnh gia đang chụp (ví dụ: mặt trời, ánh trăng, đèn trên cao trong tòa nhà,…)

Các 3D Lighting Artist chỉ có thể kiểm soát màu sắc và độ sáng của Ambient lighting. Loại ánh sáng này được thiết kế để hỗ trợ ánh sáng chính.

Khi chiếu sáng dao và kính (các phần màu xám) trong ‘John Wick 3’, 3D Lighting Artist tại Method Studios cần xem xét ánh sáng xung quanh từ đèn trần có sẵn
Kết xuất cuối cùng của dao và kính trong cảnh quay

4. High-Dynamic-Range Imaging lighting (HDRI)

Khi chụp ảnh thực tế, ảnh chụp từ HDRI (ảnh chụp dải động cao) ghi lại nhiều chi tiết hơn ảnh tiêu chuẩn, cho phép Artist thử nghiệm ánh sáng của ảnh trong phần mềm chỉnh sửa. HDRI có độ phân giải cao vì chứa lượng thông tin nhiều, cho phép 3D Lighting Artist sử dụng ánh sáng của ảnh mà không cần sử dụng đèn.

Trong 3D, Lighting Artist làm việc với ảnh HDRI 360 độ về môi trường thực tế để tái tạo các điều kiện ánh sáng của môi trường đó. Mặc dù HDRI có thể mang lại kết quả ánh sáng vô cùng chân thực, nhưng điểm trừ là Artist sẽ gặp hạn chế trong việc điều chỉnh ánh sáng. 

Quả bóng được quay trên trường quay để hỗ trợ các Lighting Artist khi tạo HDRI.

Kỹ năng cần thiết của một 3D Lighting Artist

Để trở thành một 3D Lighting Artist, bạn cần có kỹ thuật ánh sáng tốt, hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc quay phim và cách ánh sáng phản ứng trong các điều kiện môi trường khác nhau.  Khi cần một 3D Lighting Artist, nhà tuyển dụng thường đòi hỏi Artist có các kỹ năng:

  • Kiến thức chuyên sâu về các phần mềm được sử dụng cho mảng Lighting như: Maya, Nuke,…
  • Kiến thức về render dựa trên đổ bóng và ánh sáng.
  • Kiến thức kỹ thuật về Path tracing.
  • Có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm 3D.
  • Có mắt nghệ thuật, hiểu biết về màu sắc, ánh sáng và phân tích hình ảnh.
  • Có kinh nghiệm thu thập dữ liệu trên trường quay (HDRI).
  • Có kinh nghiệm xử lý và lắp ráp các phân cảnh phức tạp một cách hiệu quả.
Nguồn ảnh: Siddhant Futane

Là một Lighting Artist, công việc hàng ngày mà bạn có thể đảm nhiệm bao gồm: 

  • Kết xuất ảnh.
  • Tổng hợp các yếu tố như Environment, Animation hay VFX để đảm bảo độ chính xác cho cảnh quay.
  • Tạo mới hoặc áp dụng các giàn ánh sáng dựa trên ý tưởng nghệ thuật hoặc trên bối cảnh tham khảo.
  • Điều chỉnh độ sáng, tone màu, màu sắc và đổ bóng của ánh sáng theo kịch bản.
Nguồn ảnh: OtherDanOBrien

Tạm kết

Trở thành một 3D Lighting Artist cần có sự luyện tập chăm chỉ và thực hành thường xuyên. Bắt đầu từ việc nghiên cứu các bộ phim hoặc các trò chơi điện tử để biết được ánh sáng hoạt động như thế nào, kỹ thuật nào được sử dụng và tại sao Artist lại sử dụng kỹ thuật đó cho cảnh phim/game của mình và kế đó, bạn hãy cố gắng mô phỏng chúng bằng các phần mềm mình đang làm việc. Như vậy bạn sẽ nhanh chóng lĩnh hội kiến thức của một Lighting Artist và phát triển tốt trong ngành.

Xem thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D

Nguồn bài viết: cgspectrum

SIGN UP FOR FREE

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ